Giáo dục tuần qua: Cô giáo tát trẻ chảy máu mũi, Bằng đại học chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau

Thanh Hải 07/07/2019 20:00

PLBĐ - Cô giáo mầm non tát trẻ 3 tuổi chảy máu mũi vì không ngủ trưa gây phẫn nộ; Bằng đại học chính quy và tại chức có giá trị như nhau từ tháng 7/2019;… là những tin tức giáo dục đáng chú ý trong tuần qua.

dinh-chi-nha-tre-co-co-gio-danh-be-gai-chay-mau-mui-dspl-1
Ngày 4/7, bà Phạm Thị Thanh Thúy, Phó chủ tịch UBND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), cho biết đã chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương vào cuộc xác minh, xử lý nghiêm theo quy định đối với nhóm trẻ Sóc Nâu (thôn Đại Ninh, xã Ninh Gia) do bà Trần Thị Thu Hà (30 tuổi) làm chủ vì hoạt động chui và cô giáo tát trẻ chảy máu mũi . Phòng giáo dục đào tạo huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), cho hay, cũng đã hướng dẫn về mặt chuyên môn để UBND xã Ninh Gia tiến hành xử lý vi phạm xảy ra tại nhóm trẻ này. Được biết, vào tháng 6/2019, UBND xã Ninh Gia nhận được phản ánh của chị Đoàn Thị Kim Nga (25 tuổi, thôn Ninh Gia, huyện Đức Trọng) về việc con gái của chị là T.N.Q.A. (3 tuổi), bị cô giáo tại nhóm trẻ Sóc Nâu tát vào mặt, chảy máu mũi. 
2958_BYng_tYt_nghiYp_YYi_hYc
Từ 7/2019, bằng đại học được đào tạo theo hình thức chính quy hay tại chức, từ xa, liên thông đều có giá trị ngang nhau. Trước đó, ngày 19/11/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Do đó, Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2019. Theo đó, một trong số các quy định mới góp phần tạo điều kiện cho các sinh viên dù được đào tạo theo hình thức khác nhau nhưng khi tốt nghiệp đại học được công nhận như nhau, có cơ hội ngang nhau trong việc tuyển dụng lao động. 
phung-xuan-nha-1650573
Chiều 4/7, báo cáo trước Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GD&ĐT phối hợp rất chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan để sát sao cùng các địa phương tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia 2019. Đến thời điểm này, công tác tổ chức kỳ thi diễn ra rất nghiêm túc, an toàn. Công tác chấm thi vẫn đang tiếp tục, dự kiến 14/7 sẽ công bố kết quả chấm thi”. “Chúng tôi cũng đề nghị lãnh đạo các địa phương tiếp tục chỉ đạo công tác chấm thi, đảm bảo kết quả thi trung thực, khách quan, góp phần cho sự thành công tốt đẹp của kỳ thì năm nay”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
ketquathi_ijoy
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho biết với tiến độ như hiện nay, công tác chấm thi sẽ kết thúc sớm, đủ thời gian cho các địa phương đưa kết quả lên hệ thống ngày 13/7 và công bố điểm ngày 14/7.
beaebe11573cf2a6daccf8cd8e668a12
Ngày 6/7, lãnh đạo Ban chấm thi trắc nghiệm do Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đảm nhiệm việc chấm các bài thi THPT Quốc gia 2019 tại cụm thi số 27 tỉnh Thanh Hóa cho biết: Xuất phát từ quyền lợi của thí sinh, Ban chấm thi trắc nghiệm đã phải rà soát 12.000 bài thi và sửa 1.500 bài thi cho đúng thực tế vì có nhiều lỗi do phần mềm không nhân diện đúng. Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trần Văn Tớp cho hay, việc kiểm sửa thêm phần vất vả cho Ban chấm thi nhưng đến thời điểm này, công tác chấm thi trắc nghiệm tại cụm thi số 27 tỉnh Thanh Hóa đã hoàn tất và Ban chấm thi trắc nghiệm đã bàn giao kết quả chấm thi cho Sở GD&ĐT Thanh Hóa. (Ảnh: Điểm thi THPT Quốc gia 2019 tại Trường THPT Đào Duy Từ ở TP Thanh Hóa).
thumb_660_677a2670-bff1-4999-84d2-c0c57e775fa6
Ngày 5/7, Sở GD&ĐT Hà Nội có công văn gửi các Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã và hiệu trưởng các trường trung học phổ thông trên địa bàn về việc tổ chức các hoạt động giáo dục năm học 2019 - 2020. Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thực hiện nghiêm các văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2019 - 2020. Sở nghiêm cấm các trường tựu trường trái với quy định, tổ chức dạy trước chương trình của năm học 2019 - 2020 và tổ chức ôn tập, luyện thi, thi, kiểm tra khảo sát để xếp học sinh vào lớp đối với các lớp tuyển sinh đầu cấp. Các trường lập kế hoạch ôn tập văn hóa, phân công cán bộ, giáo viên tham gia giảng dạy bồi dưỡng cho các đối tượng học sinh yếu, kém có nhu cầu được phụ đạo; quản lý chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm của cán bộ, giáo viên thuộc đơn vị theo đúng quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường đã được ban hành. Thời gian bắt đầu triển khai ôn tập văn hóa và phụ đạo học sinh yếu kém, dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức sau ngày 1/8/2019. Văn bản cũng nêu, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân không thực hiện đúng quy định.
tot-nghiep-su-pham-khong-lam-dung-nganh_0407140931
Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục 2019 để khắc phục những bất cập của Luật Giáo dục hiện hành, đáng chú ý phải kể đến 7 điểm mới mang tính đột phá. Một trong những điểm đó là, theo khoản 4 Điều 99 Luật Giáo dục 2019, học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học thay vì không phải đóng học phí như hiện nay. Đồng thời, nếu người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 2 năm tốt nghiệp không làm đúng ngành hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời gian hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo. Sinh viên sư phạm được tuyển sinh trước ngày 01/7/2020 - ngày Luật Giáo dục năm 2019 có hiệu lực sẽ tiếp tục được áp dụng chính sách miễn học phí như trước đây.

T.H (th)

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giáo dục tuần qua: Cô giáo tát trẻ chảy máu mũi, Bằng đại học chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO