Giáo dục tuần qua: Trẻ thiệt mạng khi chơi cầu trượt, Thầy giáo đánh học sinh bầm mặt

Thanh Hải 01/12/2019 08:40

PLBĐ - Bé trai tử vong thương tâm khi chơi cầu trượt ở Hà Nội; Thầy giáo đánh học sinh ở Bình Dương; Bộ GD&ĐT “khai tử” chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C;… là những tin giáo dục đáng chú ý trong tuần qua.

bb533c09_4d55_4897_bfe3_bec5118ba96b_kxmr
Bé trai tử vong khi chơi cầu trượt ở trường mầm non: Ngày 25/11, trong giờ học hoạt động ngoài trời của trường Mầm non Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) một cháu bé trong lúc chơi trò chơi ở nhà leo cầu trượt đã lọt người qua lỗ thoáng, ở tình thế treo cổ chân không chạm đất. Khi giáo viên phát hiện đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Sự việc đang được cơ quan công an điều tra, xác minh nguyên nhân. 3 cô giáo phụ trách lớp học hiện đã tạm thời đình chỉ dạy học để phục vụ công tác điều tra. Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) cho biết việc trẻ mầm non gặp tai nạn tử vong khi chơi cầu trượt ngày 25/11 vừa qua là hi hữu, gây bàng hoàng trong toàn ngành giáo dục. Cũng theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, thời điểm này ngành giáo dục đang chờ kết quả giám định, điều tra của các cơ quan có thẩm quyền, tuỳ theo mức độ vi phạm thì có những xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật. (Ảnh: Tiền phong)
bao-hanh-hoc-sinh-o-tphcm-0752295
Phụ huynh tố thầy giáo đánh học sinh bầm tím mặt: Theo phản ánh của gia đình học sinh, ngày 25/11, khi con đi học về, họ phát hiện trên má của con bị bầm, sưng tấy in nhiều hình dấu tay. Sau khi gặng hỏi thì cháu kể, bị thầy giáo đánh vào giờ ngủ trưa ở trường. Quá bức xúc, phụ huynh đăng tải hình ảnh, thông tin về sự việc trên trang cá nhân của mình. Liên quan đến sự việc này, ông Nguyễn Văn Minh, Phó trưởng Phòng GD&ĐT Dĩ An cho biết, Phòng đã nắm thông tin về sự việc và đang trong quá trình xử lý thầy H., giáo viên Trường Tiểu học Tân Bình, thị xã Dĩ An, Bình Dương, người có hành vi bạo hành học trò, học sinh trong giờ ngủ trưa như phụ huynh phản ánh. (Ảnh: VTC News)
chung-chi-nn_bexf_thumb
Bộ Giáo dục bỏ quy định kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C: Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6/6/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/1/2020. Như vậy, tới đây sẽ không còn việc tổ chức thi, kiểm tra cấp các chứng chỉ trình độ A, B, C. Một trong những hướng khác là sẽ thực hiện việc thi, cấp chứng chỉ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. 9 đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm: Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội; Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng; Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế; Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh; Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; Trường ĐH Hà Nội; ĐH Thái Nguyên; Trường ĐH Cần Thơ; Trường ĐH Vinh. (Ảnh minh họa)
hoc-sinh-roi-khoi-xe-1423548
Xuất hiện thêm clip xe đưa đón bung cửa, 2 học sinh rơi xuống đường: Tối 29/11, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh 2 học sinh rơi khỏi xe đưa đón loại 16 chỗ. Theo người đăng tải, sự việc xảy ra khoảng 16h40 ngày 29/11, trên Quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Rất may lúc này không có xe cỡ lớn đi ngang qua nên các em chỉ bị xây xát nhẹ. Được biết,2 học sinh bị rơi khỏi xe đưa đón học ở trường Tiểu học Diên Hồng (xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, Đồng Nai). Ngày 30/11, Công an huyện Trảng Bom cho biết đơn vị đã mời chủ xe đến làm việc. Theo đó, chiếc xe 16 chỗ mang BKS 60V - 8429 hết hạn đăng kiểm từ ngày 16/11 nhưng vẫn tiếp tục chạy đưa đón học sinh. Không những vậy, chủ xe còn tự ý tháo ráp lắp đặt lại các hàng ghế, tháo bỏ các tựa lưng ghế. Sau khi lấy lời khai của các bên liên quan, công an yêu cầu tài xế đưa xe ra vị trí xảy ra sự việc để dựng lại hiện trường. (Ảnh cắt từ clip)
221f6b63cd23247d7d32-1574932884303327545395 - Copy
Hơn 22 triệu học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội: Theo công bố của We are Social và Hootsuite (công ty toàn cầu chuyên nghiên cứu về truyền thông xã hội một dịch vụ quen thuộc với các blogger) về digital Việt Nam, tại Việt Nam, internet và mạng xã hội đang đà tăng tốc ngoạn mục, phát triển với tốc độ chóng mặt. Năm 2018, Việt Nam có 64 triệu người dùng internet, chiếm 67% dân số. Hiện có 400 mạng xã hội được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, trong đó Facebook có khoảng 55 triệu tài khoản, chiếm 57% dân số và là 1 trong 10 nước có số lượng người sử dụng mạng Facebook lớn nhất thế giới. Trong đó, lượng người đang bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội quá lớn, với hơn 22 triệu học sinh, sinh viên cùng hàng triệu học viên ở nhiều hệ đào tạo khác nhau. Có thể nói, bên cạnh những tích cực mà mạng xã hội mang lại thì không ít hệ lụy đau lòng cũng đã xảy ra, nhất là với giới trẻ từ thế giới ảo của mạng xã hội. (Ảnh cắt từ clip)
cac-truong-duoc-tu-chon-sach-giao-khoa-moi-o-nam-hoc-2020-2021
Giáo viên TP.HCM phải đọc hết 32 đầu sách giáo khoa lớp 1: Tại hội nghị triển khai chương trình phổ thông mới ngày 29/11, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP. HCM cho biết, các trường sẽ mua 32 đầu sách giáo khoa lớp 1 vừa được Bộ GD&ĐT phê duyệt làm dữ liệu dùng chung cho giáo viên, đồng thời là cơ sở cho việc dạy học sau này. Giáo viên các trường sẽ phải đọc hết 32 đầu sách để tham mưu cho ban giám hiệu lựa chọn bộ sách phù hợp. Trước đó, ngày 21/11, Bộ trưởng GD&ĐT đã phê duyệt 32 đầu sách giáo khoa lớp 1 sử dụng từ năm học 2020-2021. Trong số này có 24/32 đầu sách là của NXB Giáo dục Việt Nam. Năm học 2020-2021 các trường học sẽ quyết định việc chọn sách để giảng dạy theo Nghị quyết 88 của Quốc hội. (Ảnh: Thanh Hùng)

T.H (th)

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giáo dục tuần qua: Trẻ thiệt mạng khi chơi cầu trượt, Thầy giáo đánh học sinh bầm mặt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO