Giờ Trái đất là gì? Giờ Trái đất 2024 vào ngày nào?

15/12/2023 13:29

Giờ Trái đất là một sự kiện diễn ra trên toàn thế giới, đóng góp một phần không không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường.Vậy Giờ Trái đất là gì?

1. Giờ trái đất là gì?

1.1 Khái niệm

Giờ trái đất (tên tiếng Anh: Earth Hour) là một sự kiện thường niên được tổ chức với quy mô toàn cầu do Quỹ Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF - World Wildlife Fund) khởi xướng.

Giờ Trái đất
Giờ Trái đất (Ảnh minh hoạ)
Giờ Trái đất được tổ chức nhằm khuyến khích một cộng đồng toàn cầu liên kết với nhau để chia sẻ những cơ hội và thách thức của việc tạo ra một thế giới phát triển bền vững.Sự kiện Giờ Trái đất còn đóng góp một phần để giải quyết những vấn đề cấp bách toàn cầu như: biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, thiếu hụt nhiên liệu, giảm thiểu phát thải khí CO2.Sự kiện Giờ Trái đất lần đầu tiên diễn ra vào năm 2007, khuyến khích mọi người dân các cơ sở kinh doanh tắt các thiết bị điện không ảnh ảnh hưởng đến sinh hoạt trong 60 phút (từ 20h30 đến 21h30 theo giờ địa phương), vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm.Năm 2007 chỉ có hơn 02 triệu người tham gia ở Sydney, đến giờ đã có hơn 7000 thành phố, hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam.

1.2 Ý nghĩa của Giờ Trái đất

Giờ Trái đất là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tiết kiệm điện năng bảo vệ môi trường, chủ động ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu. Hướng tới một trái đất xanh sạch đẹp, đa dạng sinh học và giảm thiểu tình trạng suy giảm môi trường sống của sinh vật.
60 phút tắt đèn Giờ Trái đất
60 phút tắt đèn Giờ Trái đất (Ảnh minh hoạ)
Giờ Trái đất là một khoảnh khắc quý báu cả thế giới chung tay dành cho trái đất một giờ trọn vẹn, ý nghĩa. Chỉ với 1 giờ tắt đèn, mỗi cá nhân, tập thể đã góp một phần nhỏ để giúp trái đất trở nên tươi đẹp hơn.

2. Các hoạt động thường tổ chức để hưởng ứng Giờ Trái đất 

Có rất nhiều hoạt động thường niên được tổ chức để hưởng ứng Giờ Trái đất trên khắp thế giới. Từ các quốc gia cho đến các thành phố, tổ chức, hộ gia đình, các cá nhân đều đã và đang hưởng ứng chiến dịch hiệu quả.Các quốc gia, tổ chức đều có những chiến dịch, hoạt động cụ thể nhằm kêu gọi, thúc đẩy người dân tích cực hưởng ứng Giờ Trái đất.Ở Châu Âu, các nước tổ chức các hoạt động khác nhau, tiêu biểu như:
  • Tại Paris, Pháp đúng 20h30 ngọn tháp Eiffel đã được tắt đèn
  • Đấu trường La Mã ở Italy chiếc công tắc điện khổng lồ được bấm
  • Tại Australia nhà hát Opera Sydney, cầu cảng Sydney cũng tắt đèn hưởng ứng
Tháp Eiffel tắt đèn hưởng ứng chiến dịch
Tháp Eiffel tắt đèn hưởng ứng chiến dịch (Ảnh minh hoạ)
Các nước Châu Á cũng tích cực hưởng ứng Giờ Trái Đất.
  • Những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Bangkok, Thái Lan tắt hết đèn khi đồng hồ chỉ 20h30
  • Các địa danh biểu tượng tại Ấn Độ cũng lần lượt tắt đèn cho đến 21h30 theo giờ địa phương để thể hiện sự ủng hộ đối với chiến dịch.
  • Tại Hong Kong (Trung Quốc), có đến 4.000 công ty, tổ chức tham gia chiến dịch tắt đèn
  • Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr kêu gọi người dân cả nước các thiết bị điện không cần thiết
Bà Kerri Major, người đứng đầu phát ngôn của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) cho biết:
Giờ Trái Đất là cơ hội nâng cao nhận thức của cộng đồng về những lợi ích mà thiên nhiên mang lại, từ đó khuyến khích mỗi cá nhân tích cực tham gia bảo tồn cây xanh. Điều quan trọng là cần tiếp tục lên tiếng về vấn đề môi trường để mỗi cá nhân đều cảm thấy được trao quyền để tạo ra sự khác biệt.
Mỗi năm, tổ chức sẽ phát động chiến dịch với những thông điệp khác nhau nhưng cùng một ý nghĩa là bảo vệ và giữ gìn trái đất xanh nhằm kêu gọi toàn thế giới ủng hộ, thực hiện chiến dịch. Chủ đề của Giờ Trái đất qua các năm:
  • 2017: Tắt đèn bật tương lai
  • 2018: Hôm nay tôi sống xanh hơn
  • 2019: Tiết kiệm năng lượng bảo vệ trái đất
  • 2020: Thay đổi hành vi tiêu dùng vì một hệ sinh thái khỏe mạnh
  • 2021: Lên tiếng vì thiên nhiên
  • 2022: Kiến tạo tương lai, bây giờ hoặc không bao giờ
  • 2023: Tiết kiệm điện, thành thói quen
Những hoạt động trên nhằm lan tỏa đến người dân ở các quốc gia cùng chung tay tắt đèn, góp phần ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, giảm lượng khí thải carbon đang diễn ra trên toàn cầu.

3. Thời gian tổ chức Giờ Trái đất 2024 dự kiến 

Như thường niên, Giờ Trái Đất được tổ chức vào thứ 7 cuối cùng của tháng 3. Năm 2024, Giờ Trái đất dự kiến được diễn ra vào 20h30 đến 21h30 thứ 7 ngày 23 tháng 3.

4. Chủ đề Giờ Trái Đất qua các năm của Việt Nam

Kể từ khi tham gia, Việt Nam rất tích cực trong các hoạt động hưởng ứng chiến dịch và đạt được những kết quả mang đậm dấu ấn.Mỗi năm, chiến dịch của Giờ Trái Đất đều có một chủ đề khác nhau. Với chủ đề của Giờ Trái Đất năm 2022 Bộ Tài nguyên và Môi trường cho khuyến khích:
Giờ Trái Đất năm 2021 được tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề “Speak up for nature - Lên tiếng vì thiên nhiên”, nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về mối liên hệ giữa tác động của con người với thiên nhiên và nguyên nhân của dịch bệnh, đặc biệt đối với đại dịch Covid 19; khuyến khích khích các sáng kiến, ý tưởng xây dựng cộng đồng, nền kinh tế phát triển bền vững, hòa nhập với thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
(Theo Công văn 1046/BTNMT-TĐKTTT năm 2021)Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu ý kiến đối với chủ đề của chiến dịch năm 2022 như sau:
“Giờ Trái Đất năm 2022 được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề “Kiến tạo tương lai - Bây giờ hoặc không bao giờ” (Shape the Future), mong muốn muốn nâng cao nhận thức cộng đồng và và người dân về vai trò quan trọng trong các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, ngăn chặn và đảo ngược sự mất mát của đa dạng sinh học trên toàn cầu.”
(Theo Công văn 1358/BTNMT-TTTT năm 2022)Đối với Giờ Trái Đất năm 2023, tại Công văn Bộ Tài nguyên và Môi trường viết:
Chiến dịch Giờ Trái Đất năm 2023 được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề “The Biggest Hour for Earth - Thời khắc quan trọng cho Trái đất.” Thông điệp nhằm nhấn mạnh đây là thời điểm chúng ta cần thay đổi, thúc đẩy mạnh mẽ hơn để đảm bảo các mục tiêu toàn cầu về đa dạng sinh học; kêu gọi toàn thể cá nhân, cộng đồng cùng hành động để thích nghi và thay đổi tiến trình biến đổi khí hậu, hướng tới phục hồi thiên nhiên và đa dạng sinh học trong thập kỷ này, chống lại tình trạng suy giảm môi trường sống.
(Theo Công văn 1663/BTNMT-TTTT năm 2023)

Điểm chung của các Công văn trên đều là lời kêu gọi của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm khuyến khích người dân chung tay bảo vệ môi trường sống, hướng tới mục tiêu giải quyết những vấn đề mà trái đất đang gặp phải với tâm thế sẵn sàng, quyết tâm.

Hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất
Hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất (Ảnh minh hoạ)
Các cơ quan tổ chức, các cơ sở giáo dục phát động phong trào và tổ chức các hoạt động ngoại khóa để hưởng ứng Giờ Trái đất như:
  • Tuyên truyền, kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng, thực hiện lối sống xanh, nói không với việc chặt phá rừng và đánh bắt động vật hoang dã
  • Ghi lại hình ảnh, video, các hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất đăng tải lên các trang mạng xã hội kèm theo hashtag #GioTraidat
  • Mở các tiết học giáo dục tại trường học về bảo vệ môi trường
  • Phát động các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về chiến dịch Giờ Trái đất
  • Tổ chức các giải chạy khởi động chiến dịch Giờ Trái đất
Tất cả các sự kiện trên đã góp phần tích cực trong việc lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường đến với tất cả mọi người.

Tổng kết

Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi Giờ Trái đất là gì, cung cấp thêm cho người đọc những thông tin xoay quanh Giờ Trái đất. Đồng thời kêu gọi tất cả mọi người hãy tích cực hưởng ứng Giờ Trái đất để góp phần giúp trái đất trở nên xanh, sạch, đẹp.
Theo luatvietnam.vn
https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/gio-trai-dat-la-gi-vao-ngay-nao-883-96300-article.html
Copy Link
https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/gio-trai-dat-la-gi-vao-ngay-nao-883-96300-article.html
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giờ Trái đất là gì? Giờ Trái đất 2024 vào ngày nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO