Hiện hành, giới hạn khí thải mức 3 với xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới được quy định như thế nào?
Quy định giới hạn khí thải mức 3 với xe mô tô hai bánh (Hình từ internet)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 77:2014/BGTVT về Khí thải mức 3 đối với xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới được ban hành kèm theo Thông tư 45/2014/TT-BGTVT.
Theo đó, QCVN 77:2014/BGTVT quy định mức giới hạn khí thải, các phép thử, phương pháp thử và các yêu cầu về quản lý để kiểm tra khí thải mức 3 của xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
Trong QCVN 77:2014/BGTVT các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
(1) Xe mô tô hai bánh (Two-wheeled motorcycle): Phương tiện hai bánh lắp động cơ cháy cưỡng bức, vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h hoặc dung tích làm việc của xy lanh lớn hơn 50 cm3.
(2) Kiểu loại xe (Vehicle type): Một loại gồm các xe có cùng các đặc điểm cơ bản sau đây:
- Quán tính tương đương được xác định theo khối lượng chuẩn như quy định trong Bảng 3 QCVN 77:2014/BGTVT;
- Các đặc điểm của động cơ và xe được nêu tại Phụ lục 1 của Quy chuẩn này, trừ nội dung nêu tại mục 2.7 của Phụ lục 1.
(3) Khối lượng chuẩn (Reference mass): Khối lượng bản thân xe đảm bảo vận hành với nhiên liệu được đổ tới ít nhất 90% dung tích tối đa của thùng nhiên liệu, cộng thêm 75 kg.
(4) Chất khí gây ô nhiễm (Gaseous pollutants): Cacbon mônôxit (CO), các nitơ ôxit được biểu thị bằng đương lượng nitơ điôxit (NO2) và các hydrocacbon (HC) có thành phần như sau:
+ C1H1,85 đối với xăng;
+ C1H1,86 đối với điêzen.
(5) Mức 3 (Level 3): là tiêu chuẩn về phép thử và giới hạn chất gây ô nhiễm có trong khí thải tương ứng với mức Euro 3 được quy định trong quy định kỹ thuật về khí thải xe cơ giới của Ủy ban kinh tế Châu Âu của Liên hợp quốc hoặc trong chỉ thị của Liên minh Châu Âu áp dụng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
(6) Các te động cơ (Engine crank-case): Các khoang trong hoặc ngoài động cơ được thông với bình hứng dầu bôi trơn bằng các ống dẫn bên trong hoặc ngoài động cơ mà các loại khí và hơi trong các te có thể thoát ra ngoài qua các ống này.
(7) Khí thải do bay hơi (Evaporative emissions): khí HC - khác với khí HC tại đuôi ống xả - phát thải do bay hơi từ hệ thống nhiên liệu của xe, bao gồm hai dạng sau:
- Bay hơi từ thùng nhiên liệu (Tank breathing losses): Khí HC phát thải bay hơi từ thùng nhiên liệu do sự thay đổi nhiệt độ ở bên trong thùng;
- Bay hơi do xe ngấm nóng (Hot soak losses): Khí HC phát thải bay hơi từ hệ thống nhiên liệu của xe đỗ sau khi hoạt động.
1. Khi kiểm tra khí thải xe theo phép thử loại I nêu tại khoản 3.2.2 của Quy chuẩn này, khối lượng trung bình đo được của từng chất khí thải CO, HC, NOx từ các xe SXLR và nhập khẩu mới phải nhỏ hơn mức giới hạn quy định trong các bảng dưới đây:
- Trường hợp áp dụng mức 3 theo TCVN 7357: Bảng 1 - Giá trị giới hạn chất khí gây ô nhiễm cho xe mô tô hai bánh (theo TCVN 7357)
Khối lượng tính bằng (g/km)
Dung tích làm việc của xy lanh | Khối lượng L1 | Khối lượng Hydrocacbon (HC) L2 | Khối lượng L3 |
< 150=""> | 2,0 | 0,8 | 0,15 |
150 cm3 | 2,0 | 0,3 | 0,15 |
Chú thích: L1, L2, L3 lần lượt là ký hiệu của các giá trị giới hạn của CO, HC và NOx |
- Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký thử nghiệm đề nghị áp dụng TCVN 9726: Bảng 2 (tương đương mức 3) - Giá trị giới hạn chất khí gây ô nhiễm cho xe mô tô hai bánh (theo TCVN 9726)
Khối lượng tính bằng (g/km)
Vận tốc thiết kế lớn nhất | Khối lượng L1 | Khối lượng Hydrocacbon (HC) L2 | Khối lượng L3 |
Vmax < 130=""> | 2,62 | 0,75 | 0,17 |
Vmax ³ 130 km/h | 2,62 | 0,33 | 0,22 |
2. Khi kiểm tra khí thải xe theo phép thử bay hơi nhiên liệu nêu tại khoản 3.2.4 QCVN 77:2014/BGTVT, tổng lượng HC thoát ra không được lớn hơn 2,0 gam/ lần thử.
Xem thêm nội dung tại QCVN 77:2014/BGTVT.