Gửi tiết kiệm thế nào để lãi cao nhất, không mất tiền oan: Lời khuyên gan ruột của nhân viên ngân hàng lâu năm

Áo dài xuống phố mang xuân về 18/01/2024 13:15

Nhân viên ngân hàng lâu năm đưa ra lời khuyên để khi gửi tiền vào ngân hàng để không bị mất tiền oan và có khoản lãi cao nhất.

Dù thời gian qua lãi suất liên tục giảm nhưng chưa bao giờ tiền gửi vào ngân hàng nhiều đến vậy, tăng đến 800.000 tỷ đồng chỉ trong vòng 2 tháng.

Tiền gửi tại ngân hàng tăng đột biến


Theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước công bố tại Hội nghị ngành ngân hàng mới đây, lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng của cư dân và các tổ chức kinh tế đến cuối năm 2023 đã đạt hơn 13,5 triệu tỷ đồng (tăng trưởng 13,2% so với cuối năm 2022), là cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng.

Theo đó, trong năm 2023, tiền gửi của của cư dân và các tổ chức kinh tế đã tăng thêm 1,68 triệu tỷ đồng – mức tăng cao nhất từ trước đến nay, và ước tính riêng quý 4 tăng trên 800.000 tỷ đồng. Nếu so với năm 2022, lượng tiền gửi tăng thêm trong năm 2023 cao gần gấp đôi.

Vì sao người dân vẫn chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng?

Gửi tiết kiệm thế nào để lãi cao nhất, không mất tiền oan: Lời khuyên gan ruột của nhân viên ngân hàng lâu năm - Ảnh 3.

Ngày nay, khi có tiền rảnh rỗi, chúng ta thường băn khoăn không biết nên gửi vào kênh nào để an toàn và sinh lời. Lựa chọn tốt nhất chính là tìm một ngân hàng uy tín để gửi tiền.

An toàn: Trước đây, người dân Việt Nam rất thích mở tài khoản tiết kiệm vì lãi suất cao. Về sau, lãi suất xuống thấp một cách đột ngột lại thêm những tin tức về sự không bền vững của ngân hàng, người dân dần e ngại. Tuy nhiên, bạn không cần e dè việc này, việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng ngày nay lại rất an toàn nhờ sự can thiệp của Nhà Nước.

Lãi suất: Dù có thấp hơn trước nhưng lãi suất hiện nay lại ổn định hơn. Tiết kiệm càng lâu, lãi càng cao và ngược lại.

Quản lý tài chính tốt hơn: Khi gửi tiền tại ngân hàng, bạn sẽ phần nào hạn chế việc rút ra nếu không thực sự cấp bách. Từ đó bạn có thể giữ được tiền, quản lý tài chính tốt hơn.

Lời khuyên của nhân viên ngân hàng khi gửi tiết kiệm

Cân nhắn đến dịch vụ và tiện ích đi kèm

Gửi tiết kiệm thế nào để lãi cao nhất, không mất tiền oan: Lời khuyên gan ruột của nhân viên ngân hàng lâu năm - Ảnh 4.

Nhiều ngân hàng đưa ra các dịch vụ và tiện ích đi kèm như: rút thăm trúng thưởng, nhận ngay quà tặng vật chất, nhận ngay gói bảo hiểm nhân thọ... nhằm hấp dẫn khách hàng đến gửi tiết kiệm.

Vậy nên, trước khi gửi tiết kiệm, bạn nên tìm hiểu kỹ để hưởng những dịch vụ và khuyến mãi tối đa.

Tuyệt đối không ký sẵn chứng từ trống

Khi làm thủ tục gửi tiền hoặc rút, chuyển tiền, trong bất cứ trường hợp nào thì khách hàng cũng không nên ký vào các tờ giấy trắng. Nguyên nhân là tất cả các mẫu giấy tờ giao dịch về gửi hay rút, chuyển tiền của ngân hàng đều có nội dung rõ ràng và nhân viên ngân hàng phải tuân thủ theo đúng quy trình để giao dịch với khách.

Hơn nữa, với các mẫu giấy trắng đã có chữ ký của khách, nhân viên ngân hàng vẫn có thể điền thông tin vào đó nhằm rút tiền của khách hàng theo nhiều cách khác nhau, thậm chí tin nhắn rút tiền cũng không được gửi đến số điện thoại mà khách hàng đã ký, vì có thể đã có sự thông đồng tại các bộ phận khác nhau.

Chia nhỏ tiền tiết kiệm

Khi gửi tiết kiệm ngân hàng, bạn nên áp dụng phương thức chia trứng vào nhiều giỏ. Tức là, thay vì dồn tất cả số tiền bạn đang có vào một tài khoản tiết kiệm, bạn hãy chia tiền của mình vào nhiều sổ tiết kiệm và có thể gửi ở nhiều ngân hàng khác nhau để đề phòng rủi ro.

Ví dụ, bạn có 300 triệu đồng, bạn hãy chia ra làm 2 sổ tiết kiệm. Trong đó, 1 sổ gửi dài hạn, 1 số gửi ngắn hạn để khi có việc cần có thể rút bất cứ lúc nào mà không làm ảnh hưởng đến lãi suất của sổ còn lại.

Nên chia tiền vào nhiều sổ tiết kiệm để tối đa tiền lãi

Kỳ hạn gửi tiết kiệm của ngân hàng thường được chia thành các nấc sau: kỳ hạn ngắn từ 1 tuần, 1 tháng đến 6 tháng; kỳ hạn dài từ trên 6 tháng đến 15 năm. Mỗi kỳ hạn tương ứng với mức lãi suất khác nhau. Thông thường, kỳ hạn càng dài thì lãi suất sẽ càng cao.

Nhưng lời khuyên của các chuyên gia tài chính là đừng dồn toàn bộ tiền vào gửi tiết kiệm dài hạn, mà hãy chia ra nhiều sổ gửi với nhiều mức kỳ hạn khác nhau sẽ an toàn hơn.

Làm như thế, khi có nhu cầu xài tiền, bạn chỉ việc rút 1 trong những số tiền tiết kiệm đang có, vừa linh hoạt lại không ảnh hưởng tới lãi suất của những sổ tiết kiệm còn lại.

Lưu ý là những khoản tiền tiết kiệm lâu dài nên được gửi với kỳ hạn dài để hưởng lãi suất cao. Còn với những khoản tiền dành cho chi tiêu những lúc khẩn cấp, hãy sử dụng với kỳ hạn ngắn từ 1 tháng trở xuống.

Chẳng hạn, bạn có 100 triệu để gửi tiết kiệm. Đừng dồn tất cả vào một sổ mà hãy chia ra làm 3 sổ, với số dư như sau: 2 sổ gửi ngắn hạn, mỗi sổ 20 triệu; sổ còn lại gửi dài hạn với giá trị là 60 triệu đồng. Trong trường hợp cần gấp 20 triệu, bạn chỉ cần tất toán một sổ tiết kiệm là giải quyết ổn thỏa, không ảnh hưởng đến lãi suất của 2 sổ còn lại.

Mời độc giả theo dõi video đang được quan tâm trên Gia đình và xã hội

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gửi tiết kiệm thế nào để lãi cao nhất, không mất tiền oan: Lời khuyên gan ruột của nhân viên ngân hàng lâu năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO