Hà Nội: Dự kiến xây mới 36 chợ, cải tạo 76 chợ

16/12/2023 16:48

UBND Thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố năm 2024.

Cụ thể, Hà Nội đặt mục tiêu năm 2024 dự kiến xây mới 36 chợ; đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 76 chợ theo tiêu chí đảm bảo tiêu chuẩn chợ an toàn thực phẩm theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, văn minh thương mại, an ninh trật tự; 

95% chợ được phê duyệt phương án giá sử dụng diện tích bán hàng; 100% chợ phê duyệt sửa đổi nội quy hoạt động, phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng...; 

100% xã, phường, thị trấn hiện chưa có chợ nhưng có nhu cầu phát triển chợ được rà soát đưa vào danh mục mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố…

Hà Nội: Dự kiến xây mới 36 chợ, cải tạo 76 chợ - Ảnh 2.

Năm 2024, Hà Nội dự kiến xây mới 36 chợ; đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 76 chợ.

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng, UBND các cấp huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn thành phố một cách tổng thể, đồng bộ cả ở nội thành và ngoại thành. 

Từng bước đầu tư, cải tạo hoàn thiện mạng lưới chợ đảm bảo các chợ hiện có hoặc sẽ đầu tư cải tạo, đặc biệt là các chợ dân sinh đáp ứng được yêu cầu về hạ tầng kinh doanh tại chợ, khắc phục tình hình cơ sở vật chất các chợ đang xuống cấp, đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, văn minh thương mại, an ninh trật tự...

Liên quan đến công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, trước đó, Hà Nội có Kế hoạch về triển khai đề án tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố trong năm 2024.

Nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát đảm bảo trái cây lưu thông trên địa bàn được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, điều kiện đảm bảo ATTP... xóa bỏ các điểm kinh doanh trái cây không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm và trật tự đô thị (nhất là ở lòng đường, vỉa hè, nơi công cộng), Hà Nội yêu cầu các cơ sở kinh doanh trái cây tại các tuyến phố và khu dân cư thuộc thành phố Hà Nội phải chấp hành đầy đủ các quy định, cụ thể:

Có đăng ký kinh doanh, có biển nhận diện và bảo đảm đầy đủ các điều kiện về con người, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ kinh doanh, bảo quản trái cây đáp ứng điều kiện ATTP theo quy định của pháp luật.

  • Hà Nội: Hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Giáp Thìn 2024 được chuẩn bị từ đầu năm 2023

    Hà Nội: Hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Giáp Thìn 2024 được chuẩn bị từ đầu năm 2023ĐỌC NGAY

Phấn đấu 100% cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn Thành phố có đăng ký kinh doanh;

100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về ATTP;

100% cửa hàng kinh doanh thuộc đối tượng của Đề án được cấp Biển nhận diện "Cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn"; có biển hiệu và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện bảo quản trái cây, bảo đảm chất lượng lưu giữ trái cây tươi theo quy định khi đến tay người tiêu dùng.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đảm bảo trái cây lưu thông trên địa bàn được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, các điều kiện về ATTP... xóa bỏ các điểm kinh doanh trái cây không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm và trật tự đô thị (nhất là ở lòng đường, vỉa hè, nơi công cộng).

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hà Nội: Dự kiến xây mới 36 chợ, cải tạo 76 chợ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO