Bạn có thể áp dụng công thức 211, ăn protein đầu tiên để đạt hiệu quả hạ đường huyết mà vẫn ngon miệng, no lâu.
1. Phân bổ thịt và rau trên đĩa theo công thức 211
Công thức đĩa ăn 211 lần đầu được đưa ra bởi Trường Y tế Công cộng Harvard. Đĩa này chia thức ăn thành bốn phần: hai phần rau, một phần protein và một phần ngũ cốc nguyên hạt/tinh bột. Sự phân bổ này giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn và ổn định đường huyết.
Đối với hai phần rau, bạn có thể cho súp lơ, cà rốt, bắp cải hoặc bất kỳ loại rau nào. Tiếp theo, chọn một phần protein chẳng hạn như thịt hoặc trứng bác cà chua. Cuối cùng là một phần ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm giàu tinh bột như gạo, khoai lang, kê.
Người ăn chay cũng có thể áp dụng công thức này. Ví dụ, cho hai phần gồm rau luộc/xào và nấm, đậu Hà Lan; một phần chất đạm có thể từ đậu hũ om; một phần thực phẩm giàu tinh bột như gạo, khoai lang, khoai mỡ.
2. Ăn protein đầu tiên trong mỗi bữa ăn
Thứ tự bữa ăn được khuyến nghị là: ăn thực phẩm giàu protein trước tiên như thịt, trứng và đậu; sau đó là rau, cuối cùng tới cơm. Trình tự này giúp cơ thể có thời gian chuẩn bị tiết ra insulin, giúp ổn định lượng đường trong máu.
Ngoài ra, không nên ăn quá nhanh, nhai chậm và cẩn thận, mỗi miếng nhai từ 20 đến 30 lần. Bằng cách nhai chậm, não sẽ nhận được tín hiệu no, nhờ đó bạn sẽ không ăn quá nhanh hoặc quá nhiều. Điều này không chỉ có lợi cho sự ổn định đường huyết, quá trình tiêu hóa, hấp thu của lá lách và dạ dày mà còn có tác dụng giảm cân.
Phần bổ sung: Ăn trái cây đúng lượng
Trái cây chứa đường fructose tự nhiên. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn tối đa một khẩu phần trái cây mỗi ngày, cỡ bằng nắm tay của một cô gái. Nếu bạn uống nước trái cây, hãy giới hạn ở mức 200 ml.
>> Xem thêm 5 thói lười gây tổn hại sức khỏe
Hằng Trần (Theo Epoch Times)