Hành vi nào bị coi là vi phạm quy định quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp?

Lê Quỳnh Anh 21/10/2024 16:09

Hướng dẫn về hành vi vi phạm quy định quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2024/TT-BKHCN.

Hành vi nào bị coi là vi phạm quy định quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp từ ngày 15/11/2024?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-BKHCN, các hành vị bị coi là vi phạm quy định quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp vẫn bao gồm 03 nhóm hành vi chính, đó là:

  • Hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 6 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP;

  • Hành vi vi phạm quy định về đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 7 Nghị định 99/2013/NĐ-CP;

  • Hành vi vi phạm quy định về giám định sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 8 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

Tuy nhiên, các nội dung hướng dẫn cụ thể cho từng nhóm hành vi này đã có một số điểm mới so với quy định tại Thông tư 11/2015/TT-BKHCN, cụ thể như sau:

Nhóm hành vi

Tóm tắt điểm mới

Nội dung điểm mới cụ thể

Quy định cũ

Quy định mới

1. Hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 6 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.

Sửa đổi hành vi chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý. 

Trong đó quy cách chỉ dẫn là “gắn trên hàng hóa, bao bì” cũng đã được coi là vi phạm quy định thay vì là hành vi “in” như quy định cũ.

In trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

In trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì sản phẩm, hàng hóa chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

Gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc hàng hóa được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. 

Bổ sung trường hợp ngoại trừ: nếu trên hàng hóa, bao bì hàng hóa sử dụng ký hiệu ®  hoặc ký hiệu “P” hoặc “Patent” mà trên hàng hóa, bao bì hàng hóa có chỉ dẫn thông tin trung thực về tình trạng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam thì sẽ không bị coi là hành vi vi phạm quy định.

Không quy định

- Trường hợp trên hàng hóa, bao bì hàng hóa sử dụng ký hiệu ® mà trên hàng hóa, bao bì hàng hóa (bao gồm nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu) có chỉ dẫn thông tin trung thực về tình trạng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam thì không bị coi là hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP;

- Trường hợp trên hàng hóa, bao bì hàng hóa sử dụng ký hiệu “P” hoặc “Patent” mà trên hàng hóa, bao bì hàng hóa (bao gồm nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu) có chỉ dẫn thông tin trung thực về tình trạng bảo hộ sáng chế tại Việt Nam thì không bị coi là hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.

Bổ sung nội dung hướng dẫn cụ thể đối với hành vi nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu không thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản trong trường hợp sử dụng nhãn hiệu được chuyển quyền trên hàng hóa, bao bì hàng hóa

Không quy định

- Là việc nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu từ chủ thể quyền và sử dụng nhãn hiệu đó trên hàng hóa, bao bì hàng hóa nhưng không được thể hiện dưới hình thức hợp đồng có đầy đủ các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 144 Luật Sở hữu trí tuệ. 

- Văn bản chấp thuận, Thư đồng ý hoặc các văn bản tương tự của chủ thể quyền với nội dung cho phép một bên sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ mà không có đầy đủ các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 144 Luật Sở hữu trí tuệ thì không được coi là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu.

Bổ sung trường hợp được coi là  hành vi chỉ dẫn sai

Không quy định

Ghi trên hàng hóa, bao bì hàng hóa cụm từ “được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của…” hoặc chỉ dẫn có nghĩa tương tự bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài. Tuy nhiên thông tin như tên hoặc số hợp đồng trong nội dung chỉ dẫn không chính xác so với hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp giữa các bên.

2. Hành vi vi phạm quy định về đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 7 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

Bãi bỏ nội dung hướng dẫn về hành vi cố ý cản trở việc xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người có quyền và lợi ích liên quan.

Hướng dẫn về hành vi cố ý cản trở việc xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người có quyền và lợi ích liên quan quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 7 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

Không quy định

3. Hành vi vi phạm quy định về giám định sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 8 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

Không có điểm mới

Vi phạm quy định quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?

vi phạm quy định quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp

Theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP, mỗi hành vi vi phạm cụ thể sẽ chịu mức phạt hành chính tương ứng, cụ thể:

Cơ sở pháp lý

Hành vi vi phạm

Mức phạt

Điều 5 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP.

Vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.

Phạt tiền từ 

- 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân;

- 6.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.

Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP.

Vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Phạt tiền từ 

- 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân;

- 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức.

Điều 7 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP.

Vi phạm quy định về đại diện sở hữu công nghiệp.

Phạt tiền từ 

- 6.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với cá nhân;

- 120.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với tổ chức;

Điều 8 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP.

Vi phạm quy định về giám định sở hữu công nghiệp.

Phạt tiền từ 

- 1.500.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với cá nhân;

- 3.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tổ chức.

Điều 9 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP.

Vi phạm quy định về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra.

Phạt tiền từ 

- 2.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân;

- 4.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức có các hành vi vi phạm quy định quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp nêu trên còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

Trên đây là các nội dung về hành vi vi phạm quy định quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp được áp dụng từ ngày 15/11/2024.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.

Theo luatvietnam.vn
https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/hanh-vi-nao-bi-coi-la-vi-pham-quy-dinh-quan-ly-hoat-dong-so-huu-cong-nghiep-883-99570-article.html
Copy Link
https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/hanh-vi-nao-bi-coi-la-vi-pham-quy-dinh-quan-ly-hoat-dong-so-huu-cong-nghiep-883-99570-article.html
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hành vi nào bị coi là vi phạm quy định quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO