Bài viết sau có nội dung về việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú đối với người cao tuổi được quy định trong trong Luật người cao tuổi năm 2009.
Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú đối với người cao tuổi (Hình từ Internet)
Theo quy định cụ thể tại Điều 13 Luật người cao tuổi năm 2009 thì việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú đối với người cao tuổi được thực hiện như sau:
- Đối với trạm y tế xã, phường, thị trấn
+ Triển khai các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe; hướng dẫn người cao tuổi kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe;
+ Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người cao tuổi;
+ Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn cho người cao tuổi;
+ Phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi.
- Trạm y tế xã, phường, thị trấn cử cán bộ y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại nơi cư trú đối với người cao tuổi cô đơn bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hỗ trợ việc đưa người bệnh quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật người cao tuổi năm 2009 tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đề nghị của trạm y tế xã, phường, thị trấn.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi tại nơi cư trú.
- Kinh phí để thực hiện các quy định tại điểm a, b và d khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Luật người cao tuổi năm 2009 do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Các chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật người cao tuổi năm 2009 bao gồm:
- Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
- Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật người cao tuổi năm 2009 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khỏe; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
- Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật người cao tuổi năm 2009 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Việc ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi được thực hiện như sau:
+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng;
+ Bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú.
- Các bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, có trách nhiệm sau đây:
+ Tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi;
+ Phục hồi sức khoẻ cho người bệnh là người cao tuổi sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình;
+ Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là người cao tuổi.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi.
(Theo Điều 12 Luật người cao tuổi năm 2009)