Bài viết sau có nội dung về việc trả nợ vay đặc biệt để thực hiện phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được quy định trong Thông tư 37/2024/TT-NHNN.
Hướng dẫn việc trả nợ vay đặc biệt để thực hiện phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 37/2024/TT-NHNN thì việc trả nợ vay đặc biệt để thực hiện phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng như sau:
- Khi khoản vay đặc biệt đến hạn theo lộ trình tại phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã được phê duyệt, bên vay đặc biệt phải trả hết nợ gốc, lãi vay đặc biệt cho Ngân hàng Nhà nước.
- Bên vay đặc biệt có thể trả nợ (gốc, lãi) vay đặc biệt trước hạn; bên vay đặc biệt không phải trả phí trả nợ trước hạn.
- Trường hợp không bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Thông tư 37/2024/TT-NHNN, bên vay đặc biệt phải trả nợ gốc với số tiền tối thiểu bằng số chênh lệch giữa số dư nợ gốc cho vay đặc biệt so với tổng giá trị hoặc tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện; thời hạn trả nợ thực hiện theo phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 của bên vay đặc biệt.
- Trường hợp bị phát hiện sử dụng tiền vay đặc biệt không đúng mục đích, bên vay đặc biệt phải trả nợ như sau:
+ Số tiền phải trả nợ bao gồm số tiền vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích và số tiền lãi phát sinh trên số tiền vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích với mức lãi suất bằng 130% lãi suất cho vay cầm cố của Ngân hàng Nhà nước;
+ Thời hạn trả nợ, cách xác định số tiền lãi phải trả thực hiện theo phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 của bên vay đặc biệt.
- Trường hợp bên vay đặc biệt không trả nợ theo quy định tại khoản 1, khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 25 Thông tư 37/2024/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước xử lý như sau:
+ Trường hợp bên vay đặc biệt không trả nợ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 37/2024/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước chuyển dư nợ khoản cho vay đặc biệt sang theo dõi quá hạn và áp dụng lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 37/2024/TT-NHNN đối với số tiền nợ gốc cho vay đặc biệt không trả đúng hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi trong hoạt động nhận tiền gửi và cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng;
+ Trường hợp bên vay đặc biệt không trả nợ theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Thông tư 37/2024/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước áp dụng lãi suất bằng 130% lãi suất cho vay cầm cố của Ngân hàng Nhà nước tại ngày kết thúc thời hạn bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm đối với số nợ gốc chưa được trả, trong khoảng thời gian từ ngày tiếp theo ngày kết thúc thời hạn trả nợ đến ngày bên vay đặc biệt trả số nợ gốc chưa được trả;
+ Trích tài khoản của bên vay đặc biệt tại Ngân hàng Nhà nước để thu hồi số tiền bên vay đặc biệt phải trả (bao gồm số nợ gốc chưa được trả và số tiền lãi phải trả) trong thời hạn 05 ngày làm việc kể ngày có văn bản thông báo cho bên vay đặc biệt về việc trích tài khoản để thu hồi nợ; trường hợp chưa thu hồi đủ số tiền bên vay đặc biệt phải trả, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi, trích tài khoản của bên vay đặc biệt cho đến khi thu hồi hết nợ;
+ Yêu cầu bên vay đặc biệt chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư 37/2024/TT-NHNN cho Ngân hàng Nhà nước;
+ Thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật để xử lý tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 37/2024/TT-NHNN để thu hồi nợ;
e) Thu hồi nợ (gốc, lãi) cho vay đặc biệt từ tiền bên vay đặc biệt thu hồi được từ xử lý các tài sản bảo đảm quy định tại điểm b, c khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Thông tư 37/2024/TT-NHNN;
+ Thu hồi nợ (gốc, lãi) cho vay đặc biệt từ các nguồn khác của bên vay đặc biệt (nếu có).
- Đối với khoản cho vay đặc biệt được sử dụng để thanh toán tiền mua nợ, mua tài sản khác của tổ chức tín dụng hỗ trợ, bên nhận chuyển giao bắt buộc theo phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã được phê duyệt mà bên vay đặc biệt không trả nợ theo quy định tại khoản 1, khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 25 Thông tư 37/2024/TT-NHNN, ngoài các biện pháp xử lý quy định tại khoản 5 Điều 25 Thông tư 37/2024/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng hỗ trợ, bên nhận chuyển giao bắt buộc thực hiện các biện pháp xử lý như sau:
+ Tổ chức tín dụng hỗ trợ, bên nhận chuyển giao bắt buộc cho vay, mua tài sản của bên vay đặc biệt, thực hiện các biện pháp khác để bên vay đặc biệt có nguồn hoàn trả đầy đủ khoản vay đặc biệt cho Ngân hàng Nhà nước; thời hạn thực hiện các biện pháp xử lý này theo phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 của bên vay đặc biệt;
+ Ngân hàng Nhà nước trích tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước của tổ chức tín dụng hỗ trợ, bên nhận chuyển giao bắt buộc là tổ chức tín dụng trong nước để thu hồi nợ cho vay đặc biệt trong trường hợp tổ chức tín dụng hỗ trợ, bên nhận chuyển giao bắt buộc không thực hiện quy định tại điểm a khoản 6 Điều 25 Thông tư 37/2024/TT-NHNN; việc trích tài khoản được thực hiện kể từ ngày làm việc tiếp theo của ngày kết thúc thời hạn thực hiện biện pháp xử lý quy định tại điểm a khoản 6 Điều 25 Thông tư 37/2024/TT-NHNN cho đến khi thu hồi hết nợ.