Bài viết sau có nội dung về việc xác định khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp được quy định trong Nghị định 14/2014/NĐ-CP.
Hướng dẫn xác định khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 14/2014/NĐ-CP thì khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp được xác định như sau:
Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Điện lực 2004 (sửa đổi 2012) được quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 22 kV | 35 kV | 110kV | 220 kV | ||
Dây bọc | Dây trần | Dây bọc | Dây trần | Dây trần | Dây trần | |
Khoảng cách an toàn phóng điện | 1,0 m | 2,0 m | 1,5 m | 3,0 m | 4,0 m | 6,0 m |
- Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại khoản 4 Điều 51 Luật Điện lực 2004 (sửa đổi 2012) là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và được quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 22 kV | 35 kV | 110kV | 220 kV | 500 kV |
Khoảng cách an toàn phóng điện | 4,0 m | 4,0 m | 6,0 m | 6,0 m | 8,0 m |
- Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 51 Luật Điện lực 2004 (sửa đổi 2012) là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện khi dây ở trạng thái võng cực đại đến điểm cao nhất của đối tượng được bảo vệ và được quy định trong bảng sau:
Điện áp Khoảng an toàn phóng điện | Đến 35 kV | 110 kV | 220 kV | 500 kV |
Đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện giao thông đường bộ | 2,5 m | 2,5 m | 3,5 m | 5,5 m |
Đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt hoặc đến điểm cao nhất (7,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt chạy điện | 3,0 m | 3,0 m | 4,0 m | 7,5 m |
Đến chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa | 1,5 m | 2,0 m | 3,0 m | 4,5 m |
Đối với an toàn trong truyền tải điện, phân phối điện được quy định cụ thể tại Điều 55 Luật Điện lực 2004 như sau:
- Chủ công trình lưới điện phải chịu trách nhiệm:
+ Đặt biển báo an toàn về điện tại các trạm điện, cột điện;
+ Sơn màu và đặt đèn tín hiệu trên đỉnh cột tại các cột có độ cao và vị trí đặc biệt để bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
- ở các vị trí giao chéo giữa đường dây dẫn điện cao áp trên không, đường cáp điện ngầm với đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa, việc đặt và quản lý biển báo, biển cấm vượt qua đối với phương tiện vận tải được thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Chủ đầu tư công trình xây dựng sau phải chịu chi phí cho việc đặt biển báo, biển cấm.
- Khi bàn giao công trình lưới điện, chủ đầu tư công trình phải giao cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện đầy đủ các tài liệu kỹ thuật, biên bản nghiệm thu, quyết định giao đất, cho thuê đất và các tài liệu liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị quản lý vận hành lưới điện phải định kỳ tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật và đại tu lưới điện, bảo đảm cho hệ thống vận hành an toàn theo quy định; thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về an toàn điện, bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và phối hợp thực hiện các giải pháp kỹ thuật, vận hành tối ưu để giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải điện.
- Khi sửa chữa, bảo dưỡng công trình lưới điện, đơn vị quản lý vận hành lưới điện và đơn vị thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng phải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng trình tự các biện pháp an toàn theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật an toàn điện.
- Đoạn đường dây cao áp vượt qua nhà ở, công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc phải sử dụng cột đỡ dây điện là loại cột thép hoặc cột bê tông cốt thép, dây điện không được phép có mối nối trong khoảng cột, trừ dây điện có tiết diện từ 240 milimét vuông trở lên thì cho phép không quá một mối nối cho một pha và phải bảo đảm các tiêu chuẩn khác của pháp luật về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Đơn vị quản lý vận hành lưới điện không được vận hành quá tải các đường dây này.
- Các cáp điện đi ngầm trong đất, nằm trong kết cấu công trình khác hoặc đi chung với đường dây thông tin, phải bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật trang bị điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Các thiết bị và hệ thống chống sét, nối đất của lưới điện truyền tải và phân phối phải được lắp đặt đúng thiết kế và được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ theo đúng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.