Internet Day 2020: Hiện thực hóa Khát vọng Chuyển đổi số của Việt Nam - Khẳng định tiềm năng vươn tầm quốc tế của công nghệ Việt

thinga 25/12/2020 15:14

Sự kiện hội thảo Internet Day 2020 do Hiệp hội Internet Việt Nam chủ trì với chủ đề "Hiện thực hóa khát vọng Chuyển đổi số của Việt Nam" (Digital Transformation in Vietnam: from Aspiration to Reality) sẽ diễn ra ngày 16 tháng 12 năm 2020 tại khách sạn 5 sao Sheraton Hà Nội.

Năm 2020 được coi là là năm Chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam, là năm khởi động mạnh mẽ chuyển đổi số để tiến tới một Việt Nam số. Với định hướng đến năm 2030 theo nghị quyết của Chính phủ, 2020 là năm không thể thích hợp hơn để bắt đầu. Trong đó, nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số là chuyển đổi nhận thức; kiến tạo thể chế; phát triển hạ tầng số; phát triển nền tảng số; tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng; hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.

Với chương trình chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng phê duyệt theo quyết định số 749/QĐ-TTg, Việt Nam là một trong những nước tiên phong trên thế giới và đi đầu ở Đông Nam Á có một chương trình chuyên đề về chuyển đổi số. Đối với mỗi tổ chức, đây cũng được xem là thời điểm "vàng" cho chuyển đổi số và cần phải hành động ngay.

Nắm bắt được bối cảnh trên, Hiệp hội Internet Việt Nam dự kiến tổ chức sự kiện Hội thảo và triển lãm Ngày Internet Việt Nam 2020 ngày 16 tháng 12.

Internet Day 2020: Hiện thực hóa Khát vọng Chuyển đổi số của Việt Nam - Khẳng định tiềm năng vươn tầm quốc tế của công nghệ Việt - Ảnh 1.

Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) được thành lập vào tháng 10 năm 2010, hoạt động dưới hình thức tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận. VIA hiện có hơn 100 thành viên bao gồm các công ty viễn thông, ISP, truyền thông, nội dung số. nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến, nhà cung cấp phần cứng và phần mềm, v.v. VIA tập trung vào các hoạt động cầu nối giữa các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp, cộng đồng internet thông qua các hoạt động đàm phán đối thoại, hội thảo, kết nối kinh doanh, đào tạo và quảng bá. VIA nhắm đến việc xây dựng một hệ sinh thái Internet Việt Nam tươi sáng, sự cởi mở và công bằng cho mọi người.

Đồng hành cùng sự kiện năm nay là các đơn vị và chuyên gia hàng đầu ngành Công nghệ thông tin, Viễn thông, Công nghệ số, Kinh tế số,… tại Việt Nam và trên thế giới như: Lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông, VNNIC, VNCDC, VietOpenInfra, VNPT, Viettel, TikTok, Mobifone, Huawei, VNG, NetNam, HTC-ICT, BizFly Cloud, FPT, ePacific Telecom, iNet, GMO-Z Com Runsystem, Sao Bắc Đẩu, Insider, Ericsson, Arista Việt Nam, VinaLink, VMG, GoldSun Focus Media,…

Các chuyên đề được thảo luận trong buổi hội thảo bao gồm: Điện toán Đám mây (Cloud); Công nghệ 5G, Công nghệ Mã nguồn mở (FOSS), Công nghệ Make-in-Vietnam. Ngoài ra còn có các chương trình kết nối doanh nghiệp giữa các lĩnh vực, cuộc thi lập trình công nghệ cho giới trẻ. Và đặc biệt là màn giao lưu cùng Robot "Make in Vietnam" Trí Nhân – chàng robot xuất hiện trong sự kiện Edu Summit 4.0 vừa qua từng khiến cộng đồng tò mò thích thú vì màn đối đáp hài hước, dí dỏm trước phóng viên của mình.

Với Điện toán Đám mây là chuyên đề được trình bày đầu tiên trong buổi hội thảo, quá trình chuyển đổi số diễn ra không thể thiếu sự hỗ trợ của nền tảng công nghệ này. Nguyên lý đằng sau khái niệm chuyển đổi số là giống nhau khi áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp bất kể quy mô lớn nhỏ. Mục đích của việc sử dụng công nghệ không chỉ dừng lại ở tái tạo một dịch vụ hiện có dưới dạng số hóa, mà còn nhằm cải tiến tối đa chất lượng dịch vụ.

Ví dụ quy trình tư vấn khách hàng hiện nay đã được hỗ trợ bằng các công cụ trả lời tự động các vấn đề cơ bản nhằm giảm thiểu nhân lực cho các công việc lặp lại, đồng thời tối ưu tối đa thời gian phản hồi để tăng sự hài lòng của khách hàng. Và đây chỉ là một trong những ví dụ điển hình nhất của quá trình chuyển đổi số.

Tuy nhiên, để đạt được khả năng tận dụng các công cụ số tự động tốt nhất thì cũng cần có một nền tảng số đủ đáp ứng yêu cầu cũng như sẵn sàng ngay với việc tích hợp và phát triển ngay khi cần. Đó là lý do tại sao Điện toán Đám mây lại trở nên quan trọng như vậy trong quá trình chuyển đổi số. Hay nói cách khác công nghệ này chính là nền tảng để thúc đẩy chuyển đổi số.

Việc sử dụng lưu trữ dữ liệu trực tuyến, không chỉ lưu trữ trên thiết bị văn phòng cục bộ hay sử dụng các máy chủ dạng ảo hóa thay vì các máy chủ vật lý cố định chính là những ví dụ cơ bản của việc ứng dụng điện toán đám mây.

BizFly Cloud là nhà cung cấp các giải pháp đám mây trực thuộc VCCorp - Công ty tiên phong trong lĩnh vực truyền thông và internet tại Việt Nam.

Internet Day 2020: Hiện thực hóa Khát vọng Chuyển đổi số của Việt Nam - Khẳng định tiềm năng vươn tầm quốc tế của công nghệ Việt - Ảnh 2.

Tham gia sự kiện. BizFly Cloud mang tới bộ giải pháp đám mây đa dạng với gần 20 sản phẩm: Cloud Server (Máy chủ ảo), CDN (Giải pháp tăng tốc website tới 16 lần), Simple Storage (Kho lưu trữ đám mây vô hạn), Load Balancer (Hệ thống cân bằng tải), VPN (Kết nối mạng riêng ảo), Call Center (Giải pháp tổng đài toàn diện)… BizFly Cloud còn nằm trong hệ sinh thái công nghệ BizFly gồm hàng chục giải pháp marketing, automation tiện ích như: chatbot miễn phí trọn đời, bot bán hàng tự động, email marketing…, doanh nghiệp có thể dễ dàng tích hợp thêm công cụ cho bất cứ nhu cầu phát sinh nào chỉ sau vài cú click, giúp việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, toàn diện hơn bao giờ hết.

BizFly Cloud hiện là đối tác đám mây chiến lược của nhiều đơn vị lớn như VTV, Vingroup, Đất Xanh Miền Bắc, Thu Cúc, Ahamove, Sapo, VNtrip…

Độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể đăng ký dùng thử và nhận ưu đãi hấp dẫn tại:https://bizflycloud.vn/

Hotline hỗ trợ: 024 7302 8888 / 028 7302 8888

BizFly Cloud - Nâng cấp hạ tầng - Nâng tầm doanh nghiệp

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Internet Day 2020: Hiện thực hóa Khát vọng Chuyển đổi số của Việt Nam - Khẳng định tiềm năng vươn tầm quốc tế của công nghệ Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO