Không để xảy ra thiếu hàng, tăng giá đột biến cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

18/12/2023 09:15

Xin hỏi Bộ Công thương có nhiệm vụ theo dõi không để xảy ra thiếu hàng, tăng giá đột biến cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đúng không? - Thùy Chi (Kiên Giang)

Không để xảy ra thiếu hàng, tăng giá đột biến cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Ngày 15/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 217/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2023.

1. Không để xảy ra thiếu hàng, tăng giá đột biến cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Theo đó, Nghị quyết 217/NQ-CP nêu rõ, nhiệm vụ cụ thể giao cho Bộ Công Thương như sau:

- Tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường để bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, giá cả các loại hàng hoá, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, xăng, dầu, sắt, thép và các hàng hóa thiết yếu khác; 

Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biển trong thời gian cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

- Chủ động triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng, sẵn sàng phương án điều tiết để bảo đảm vận hành các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và các nguồn năng lượng tái tạo khác, cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân trong những tháng cuối năm, tuyệt đối không để thiếu điện. 

Khẩn trương hoàn thành xây dựng Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển diện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp, trình Chính phủ trước ngày 31/12/2023.

- Thúc đẩy mở rộng các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng và tăng cường khai thác các thị trường trọng điểm; đẩy nhanh đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận thương mại mới phù hợp với các chỉ đạo của Chính phủ; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai thác thị trưởng ngành thực phẩm Halal.

- Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường trong nước, tăng cường triển khai các chương trình khuyến mại, kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng sản xuất trong nước trong giai đoạn cao điểm tiêu dùng cuối năm. Phối hợp với các cơ quan chức năng nâng cao hiệu quả quản lý thị trường. đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Xây dựng Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2024.

2. Tăng hoặc giảm hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý bị phạt thế nào?

Theo Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý sẽ bị xử phạt như sau:

(i) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:

- Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.

(ii) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản (i) nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

(iii) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản (i) nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

(iv) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản (i) nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

(v) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản (i) nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng.

(vi) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đồng thời buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định nêu trên.

Theo thuvienphapluat.vn
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/57201/khong-de-xay-ra-thieu-hang-tang-gia-dot-bien-cuoi-nam-2023-va-tet-nguyen-dan-giap-thin-2024
Copy Link
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/57201/khong-de-xay-ra-thieu-hang-tang-gia-dot-bien-cuoi-nam-2023-va-tet-nguyen-dan-giap-thin-2024
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Không để xảy ra thiếu hàng, tăng giá đột biến cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO