Động cơ ô tô thường chỉ bị ảnh hưởng khi đổ sai phẩm cấp của dầu nhớt hoặc đổ phải dầu nhớt giả, dầu nhớt kém chất lượng.
Do đó, việc đổ dầu động cơ theo khuyến nghị của nhà sản xuất là đảm bảo an toàn nhất nhưng đó không phải là yếu tố cốt lõi. Mặc dù vậy, theo đánh giá của các thợ sửa chữa xe chuyên nghiệp, việc không đổ dầu nhớt theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất có thể làm ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành của động cơ.
Khi nói đến dầu động cơ, chìa khóa chính là dung tích và cấp hiệu năng (hay còn gọi là phẩm cấp). Dung tích là con số mà người sử dụng có thể tìm thấy trong sách hướng dẫn sử dụng xe và trên các chai dầu động cơ. Những chiếc xe hiện đại sử dụng dầu đa cấp, nghĩa là người sử dụng sẽ thấy hai con số trên thông số kỹ thuật được ghi đầy đủ trên nắp bao bì sản phẩm.
Đơn cử như ký hiệu: 5W-30 hay 0W-20. Theo đó, con số trước chữ “W” thể hiện nhiệt độ mà dầu có thể giúp động cơ khởi động tốt nhất khi lạnh. Con số sau chữ “W” thể hiện độ đặc, loãng của dầu.
Theo đó, mỗi một nhà sản xuất ô tô đều có thiết kế động cơ riêng biệt cho sản phẩm của mình. Mỗi dòng xe đều có các thông số kỹ thuật về hiệu suất và khoảng hở khác nhau nên dầu động cơ cũng cần được tính toán cho phù hợp. Vì vậy, các thương hiệu ô tô, động cơ xe khác nhau sẽ yêu cầu về dung tích và phẩm cấp dầu khi sử dụng cũng khác nhau.
Chẳng hạn, hầu hết các xe Toyota hiện nay đều sử dụng dầu tổng hợp hoàn toàn 0W-20. Trong khi đó, những dòng xe khác có thể sử dụng loại dầu bán tổng hợp 5W-30.
Tuy nhiên, trên thực tế, kngười sử dụng cũng có thể thay dầu máy tại các gara cũng không quá ảnh hưởng đến phương tiện, miễn sao tuyệt đối tránh hàng giả, hàng nhái chất lượng kém, đồng thời đảm bảo dung tích và phẩm cấp dầu nhớt đúng. Có như vậy thì động cơ của xe vẫn sẽ hoạt động bình thường.
Chủ phương tiện cũng nên thay dầu hai lần mỗi năm nếu đi ít hoặc từ sau 5.000 - 7.000 km để ngăn ngừa cặn bẩn tích tụ theo thời gian.