Trong Đông y, lá mướp đắng được xem là một vị thuốc có nhiều công dụng quý giá, nhưng không phải ai cũng biết để sử dụng.
Theo Đông y, lá mướp đắng có vị đắng, tính hàn, thường quy vào kinh Tỳ, Vị, Tâm, Can.
- Vị đắng (khổ): Vị đắng thường có tác dụng tả (giáng xuống), táo (làm khô ráo), kiên (làm chắc).
- Tính hàn (lạnh): Tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, giải độc,; giúp làm mát cơ thể, hạ nhiệt và điều trị tình trạng nhiệt tích tụ.
Lá mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt giải độc do có tính hàn và vị đắng giúp thanh trừ các nhiệt độc tích tụ trong cơ thể; làm sáng mắt, thường được dùng trong các trường hợp mắt đỏ, sưng đau do nhiệt.
Bên cạnh đó, lá mướp đắp kiện tỳ, dưỡng vị, nhuận tràng, điều hòa chức năng tiêu hóa, đặc biệt trong trường hợp táo bón do nhiệt.
- Chữa viêm họng, ho, cảm mạo: Giã nát lá mướp đắng, thêm chút muối và nước, chắt lấy nước uống hoặc ngậm giúp giảm viêm, giảm ho, hạ sốt.
- Trị mụn nhọt, lở loét, rôm sảy: Dùng nước lá mướp đắng để rửa hoặc đắp lên vùng da bị tổn thương giúp tiêu viêm, làm lành vết thương, làm mát da, trị rôm sảy ở trẻ em.
- Chữa phù thũng: Kết hợp lá mướp đắng với một số râu ngô để sắc uống, giúp lợi tiểu, giảm phù.
- Chữa chảy máu răng lợi: Lá mướp đắng phơi khô, đốt tồn tính (đốt cháy nhưng không thành tro), tán bột mịn, hòa với dầu vừng bôi lên chân răng để cầm máu.
- Giải độc gan, thanh lọc cơ thể: Uống nước lá mướp đắng giúp làm mát gan, hỗ trợ thải độc, cải thiện chức năng gan.
Nguyên liệu:
Cách làm:
- Sơ chế lá mướp đắng:
- Xay hoặc giã lá:
- Lọc lấy nước cốt: