GĐXH - Thời gian các nhà xe phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 dự kiến trong 30 ngày, 15 ngày trước Tết và 15 ngày sau Tết. Từ thời điểm này, các bến xe, nhà xe bắt đầu chuẩn bị kế hoạch huy động phương tiện để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Xuất hóa đơn khi mua xăng dầu: Bộ Tài chính khẳng định không mất thời gian của người dân
Thời điểm cận Tết Nguyên đán, vận tải đường bộ bằng xe tuyến, xe khách cố định dự kiến sẽ đón lượng khách tăng cao so với thời điểm trong năm.
Do đó, để chuẩn bị phục vụ hành khách dịp cao điểm, thời điểm này, các bến xe, nhà xe bắt đầu rục rịch chuẩn bị kế hoạch, phương án chủ động phục vụ khách.
Ngày 11/12, trao đổi nhanh với phóng viên, ông Vương Duy Dũng – Phó Giám đốc Bến xe Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, lượt khách bình quân dịp Tết tăng khoảng 200% so với ngày thường. Thời điểm cao điểm, có thể tăng nhiều hơn. Do đó, lượt xe ra vào bến trong thời điểm Tết cũng vì thế tăng, chủ yếu ở các tuyến như Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng…
Theo ông Dũng, dự kiến lượt khách lượt xe tăng nhưng đến nay, chưa có một đơn vị vận tải nào đăng ký tăng giá xe dịp Tết Nguyên đán.
"Để áp dụng mức giá vé mới, đơn vị vận tải phải thực hiện nhiều thủ tục với cơ quan thuế và các đơn vị liên quan, sau đó mới đăng ký công khai mức giá vé mới tại bến xe. Tại miền Bắc, rất ít đơn vị vận tải tăng giá vé. Tiền lệ từng có nhưng chỉ có 2 đơn vị vận tải tăng do giá xăng dầu tăng cao", ông Dũng cho hay.
Ông Nguyễn Văn Lập – Giám đốc Bến xe Nước Ngầm cho biết: "Chúng tôi chưa ghi nhận doanh nghiệp vận tải nào đăng ký tăng giá vé xe dịp Tết Nguyên đán 2024".
Tuy nhiên, theo ông Lập, từ nay đến Tết Giáp Thìn 2024, các chuyến xe bắt đầu nhận đặt chỗ trước và sau Tết Dương lịch Giáp Thìn 2024, các hành khách bắt đầu đặt trước chỗ di chuyển dịp cận Tết Nguyên đán 2024.
"Chúng tôi cũng chuẩn bị gần 100 xe tăng cương cho các tuyến có nhu cầu cao để sẵn sàng phục vụ hành khách dịp Tết, với phương châm, không để ai phải ở lại bến xe vào ngày cuối cùng của năm", ông Lập cho hay.
Mặc dù miền Bắc chưa ghi nhận việc tăng giá vé xe nhưng theo ông Trần Văn Phương, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần bến xe Miền Tây, hầu hết các nhà xe đều không tăng giá vé vào dịp Tết Dương lịch.
Tuy nhiên, giá vé dịp Tết Nguyên đán có tăng để bù chiều chạy rỗng, dự kiến trong 6 ngày là 4ngày trước Tết và 2 ngày sau Tết. Dự báo mức tăng không quá 40% so với giá cước ngày thường. Tuy nhiên, các nhà xe phải kê khai chi tiết và không vượt quá mức quy định của bến.
Theo Bến xe Miền Đông mới, hiện bến xe đang phối hợp với các đơn vị vận tải để chủ động tăng cường các phương tiện, điều chuyển xe lệch tuyến cũng như đề nghị cấp phù hiệu để giải tỏa hành khách dịp cao điểm;
Đồng thời phối hợp với các đơn vị có xe hợp đồng để bố trí phương tiện vào giải tỏa hành khách trong ngày cao điểm đối với các tuyến đường về Nha Trang, Đà Lạt, Quảng Ngãi, Quy Nhơn…
Hiện, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch phối hợp chặt chẽ với Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, ngành đường sắt để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong những ngày cao điểm Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Xuân Giáp Thìn.
350kg trái cây lên nấm mốc xanh, dập nát chảy nước, tiểu thương vẫn kinh doanh để kiếm lời
Thoát chết trước đầu xe khách