Lá dâu tằm cung cấp một số hợp chất có thể giúp chống lại bệnh tiểu đường.
Trong các bộ phận của cây dâu tằm, ngoài quả dâu tằm ra thì lá của cây dâu tằm cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Từ lâu, lá của cây dâu tằm đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương pháp điều trị tự nhiên cho nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.
Trong thực tế, lá cây có giá trị dinh dưỡng cao, chúng chứa nhiều hợp chất thực vật mạnh mẽ như chất chống oxy hóa polyphenol, cũng như vitamin C, kẽm, canxi, sắt, kali, phốt pho và magie...
Theo nghiên cứu, lá dâu tằm có tác dụng hạ đường huyết. Thành phần chính của nó là alkaloid có thể ức chế hoạt động của các enzym trong quá trình chuyển hóa đường và polysacarit có thể thúc đẩy quá trình phân tích insulin của tế bào β. Từ đó thúc đẩy quá trình sử dụng đường của các tế bào và giảm lượng đường trong máu.
Một số hoạt chất được tìm thấy trong lá dâu tằm cũng có tác dụng ngăn chặn sự phân hủy carbohydrate thành đường đơn giản, ngăn chặn cơ thể hấp thụ đường và giảm lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, đối với ngườibệnh tiểu đường, đường huyết cao trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào cần hỏi ý kiến bác sĩ để có thể phù hợp với tình trạng bệnh.
Resveratrol là một flavonoid thiết yếu và tác động trực tiếp đến hoạt động của một số cơ chế nhất định trong mạch máu con người, chủ yếu làm cho chúng ít bị tắc nghẽn bởi angiotensin, một loại hoạt chất có thể gây co thắt mạch máu.
Trên thực tế, resveratrol làm tăng sản xuất oxit nitric, hay còn được xem là một loại thuốc giãn mạch. Do đó, nó làm thư giãn các mạch máu, giảm thiểu hình thành cục máu đông và các vấn đề về tim như đột quỵ, đau tim. Resveratrol có tồn tại trong lá dâu tằm, mang lại cân bằng và điều chỉnh huyết áp rất hiệu quả và ổn định.
Nhờ những đặc tính dược lý từ các dưỡng chất như caroten, tanin, vitamin C, colin, adenin, pentosan, đường, canxi malat và canxi cacbonat… của lá dâu tằm mà y học cổ truyền từ xa xưa đã dùng loại lá này trong việc điều trị chứng mất ngủ kinh niên vì nó không chỉ hỗ trợ giảm sự căng thẳng, mệt mỏi mà còn khiến bạn ngủ ngon và yên giấc hơn.
Lá dâu tằm có vị đắng ngọt tính hàn, mang lại tác dụng phân tán gió nhiệt, nhuận phổi, trị phổi khô. Đây là loại lá có hai công dụng thanh, nhuận rõ ràng, giúp bạn điều trị cảm cúm.
Dựa vào hoạt chất α-hydroxy axit tồn tại trong thành phần lá dâu được biết đến là một nguyên liệu làm đẹp da lý tưởng cho chị em phụ nữ, bao gồm điều trị nám và tàn nhang. Ngoài ra, lá dâu tằm còn hỗ trợ tẩy các tế bào chết và tái tạo làn da mới giúp trẻ hóa da.
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy lá dâu tằm là an toàn khi sử dụng và chế biến. Nhưng vì lá dâu tằm có chứa mủ cây dâu tằm và nhiều hoạt chất khác nên có thể một số người sẽ gặp phải tác dụng phụ khi ăn lá dâu tằm. Một số tác dụng phụ có thể gặp như tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu và táo bón,...
Bạn có thể dùng lá dâu tằm tươi hay phơi khô để hãm thành nước uống. Ngoài ra, bạn có thể chế biến lá dâu tằm thành nhiều món ăn khác nhau như canh hến lá dâu hoặc lá dâu xào trứng...
Với bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng lá dâu tằm hoặc các sản phẩm từ lá dâu tằm dù nó có tác dụng giảm lượng đường trong máu.