Ngoài tác dụng hạ đường huyết, lá tía tô còn mang lại nhiều lợi ích cho người tiểu đường như hạ mỡ máu, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch,…
Lá tía tô không chỉ là một loại rau gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn mà còn là dược liệu thân thiện với sức khỏe. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, lá tía tô có chứa hàm lượng dầu cao (khoảng 40%), chủ yếu là axit béo chưa bão hòa như axit alpha-linoleic.
Ngoài ra, trong lá tía tô còn chứa 0,2% tinh dầu nguyên chất cùng các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,… Lá tía tô còn là nguồn cung cấp dồi dào các chất như protein thực vật, vitamin A, C, chất xơ và nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh chiết xuất từ lá tía tô có khả năng ức chế quá trình tổng hợp Glucose trong cơ thể, từ đó giúp giảm đường huyếthiệu quả, tốt cho người bệnh tiểu đường. Tác dụng này được cho là nhờ vào hàm lượng dồi dào các chất chống oxy hóa có trong lá tía tô.
Nhiều nhà khoa học đã chứng minh trà tía tô đất có thể giảm lượng đường trong máu và stress oxy hóa liên quan đến bệnh tiểu đường nhờ chất chống oxy hóa dồi dào, trong đó có nghiên cứu của Free University of Berlin. Chiết xuất tía tô đất được cho là có khả năng ức chế tổng hợp glucose trong cơ thể, dẫn đến giảm đường huyết.
Trong tía tô đất chứa axit rosmarinic, hợp chất được các nhà khoa học tại Đại học Khoa học Y dược Tehran (Iran) chứng minh là có tác dụng cải thiện giấc ngủ ở những người bị mất ngủ. Một nghiên cứu năm 2021 khám phá ra công dụng làm giảm khả năng mắc trầm cảm, lo lắng và rối loạn giấc ngủ ở người bị đau thắt ngực mãn tính.
Chiết xuất thu được từ lá tía tô có thể ngăn cản sự xuất hiện của phản ứng dị ứng bên trong cơ thể. Thành phần Omega-3 trong loại lá này tương đối cao nên chống viêm, chống oxy hóa tốt đồng thời cũng là nguồn năng lượng để tăng cường chức năng nhận thức của não bộ, nhờ đó mà chống lại nguy cơ mất trí nhớ ở người già. Đặc biệt, Omega-3 nếu được hấp thụ hàng ngày còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch.
Tía tô đất tác động tích cực tới hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy những người ăn món tráng miệng có tinh dầu tía tô đất hoặc sử dụng trà tía tô đất có thể giảm triệu chứng khó tiêu, đầy bụng. Cũng nhờ tác dụng này, tía tô đất còn giúp giảm cảm giác buồn nôn.
Ngoài các công dụng kể trên, trà tía tô đất còn được chứng minh tăng cường chức năng gan, giảm đau và chống viêm, kháng một số loại virus để phòng ngừa bệnh tật. Một nghiên cứu dùng chiết xuất từ lá cây này có tác dụng kiểm soát khoảng 13 loài vi khuẩn và 6 loài nấm.
- Lá tía tô nhiều công dụng với người bệnh tiểu đường nhưng chỉ nên xem như biện pháp hỗ trợ điều trị. Tuyệt đối không được tự ý dùng lá tía tô thay thế cho các thuốc tiểu đường được bác sĩ chỉ định.
- Chỉ sử dụng lá tía tô với liều lượng vừa phải, không nên lạm dụng vì có thể gây chướng bụng, đầy hơi và tác dụng phụ không mong muốn.
- Nên uống nước lá tía tô trước khi ăn khoảng 30 phút để có kết quả tốt nhất.
- Bảo quản nước lá tía tô trong tủ lạnh và nên sử dụng trong vòng 24 giờ để đảm bảo chất lượng và mùi vị.
- Không đun sôi lá tía tô quá 15 phút vì tinh dầu trong lá sẽ bị bốc hơi làm giảm tác dụng.
Theo y học cổ truyền, lá tía tô vị cay tính ấm. Do đó những người đang bị cảm nóng cần sử dụng thận trọng kẻo khiến cơ thể thêm bức bối, khó chịu.
Cơ thể phụ nữ mang thai vốn nóng hơn người bình thường, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp. Hơn nữa, việc lạm dụng lá tía tô có thể khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ.
Phụ nữ mang thai có thể uống nước lá tía tô để hỗ trợ trị cảm cúm, tuy nhiên cần có sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng sử dụng.
Có một số trường hợp bị dị ứng với lá tía tô mà không hề biết. Do đó trước khi sử dụng số lượng lớn bạn nên uống một lượng nhỏ tía tô. Nếu sau 24h không thấy có phản ứng bất thường thì mới nên tiếp tục sử dụng với liều lượng tăng dần.