Đó là quả cóc. Quả cóc còn chứa vitamin B1 cũng giúp sản xuất các tế bào hồng cầu, tăng lưu lượng oxy đi khắp cơ thể và ngăn ngừa chứng thiếu máu.
Quả cóc không phải ai cũng có thể ăn được, nhưng nếu ai ưa vị chua đặc trưng và độ giòn của nó thì sẽ là món ăn khoái khẩu. Ngoài việc dùng để ăn, quả cóc còn được dùng làm thuốc nhờ có mặt các flavonoid, saponin và tannin, giàu chất dinh dưỡng, quả cóc rất có lợi cho sức khỏe.
Quả cóc được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị sốt, ho, lậu, tiêu chảy và nhiệt miệng. Ngoài ra, cây và các bộ phận của nó cũng được dùng trong y học cổ truyền của Gui-nê thuộc Pháp và nhiều nước khác.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cũng nhận định như vậy. Loại quả này có giá trị dinh dưỡng cao, giúp giải khát, tăng cường miễn dịch. Theo vị chuyên gia, trong Đông y, vỏ cây cóc còn được cho là có tác dụng rất tốt để chữa đau bụng. Từ kinh nghiệm dân gian, người ta sử dụng vỏ cây cóc để làm nguyên liệu trong các bài thuốc.
Theo nghiên cứu, trong 100g quả cóc cây chứa 0,27g chất béo, 0,88g protein và 0,3mg sắt. Các chất dinh dưỡng còn lại trong quả cóc như sau: 10g carbohydrate, 2,2g chất xơ, 5,95g đường, 80g nước, 3mg natri, 250mg kali, 67mg phốt pho, 36mg vitamin C.
Nếu bạn hay người thân trong gia đình bị ho thì hãy thử ăn vài miếng cóc xắt nhỏ hoặc uống nước ép cóc nguyên chất. Trong quả cóc có thành phần long đàm tự nhiên nên rất hiệu quả khi dùng để giảm ho. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đun sôi lá cóc với nước để trị ho.
Ngoài ra, trái cóc cũng là một giải pháp hiệu quả để trị bệnh cảm cúm. Ngoài cách này, bạn cũng có thể áp dụng các cách điều trị cảm cúm khác để mau chóng thuyên giảm triệu chứng.
Quả cóc có hàm lượng chất xơ cao nên có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa và nhu động ruột. Phần thịt của quả cóc được khuyến nghị cho những người bị bệnh táo bón và khó tiêu, trong khi hàm lượng nước trong loại quả này giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Việc dùng nước ép cóc và cóc tươi hoặc ngâm rất tốt cho các trường hợp ăn uống kém tiêu. Nguyên do là loại quả này giúp cải thiện chức năng đường ruột, tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.
Quả cóc cũng có tác dụng rất tốt cho trường hợp bạn muốn giảm cân an toàn. Trái cóc chứa rất ít carbohydrate, chất béo, calo nhưng lại chứa nhiều chất xơ.
Do đó, nó rất có lợi cho những ai muốn duy trì vóc dáng mảnh mai, thon gọn. Bạn có thể ăn cóc tươi hoặc chế biến thành những món ăn như salad, nộm hay nước sốt cho nhiều món ăn thơm ngon khác.
Quả cóc là thực phẩm hữu ích cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp II nhờ vào khả năng làm giảm đường huyết. Các chất xơ và vitamin C dồi dào trong quả cóc đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định lượng đường trong máu. Chất xơ còn giúp kiểm soát cảm giác đói, hạn chế lượng thực phẩm tiêu thụ, qua đó góp phần không tăng đường huyết và kiểm soát cân nặng một cách tự nhiên.
Theo các chuyên gia sức khỏe, quả cóc rất có lợi cho những người bị thiếu máu vì chúng rất giàu chất sắt. Sắt là khoáng chất đóng vai trò quan trọng giúp hình thành các tế bào hồng cầu. Ngoài ra, quả cóc còn chứa vitamin B1 cũng giúp sản xuất các tế bào hồng cầu, tăng lưu lượng oxy đi khắp cơ thể và ngăn ngừa chứng thiếu máu. Do đó, bạn có thể ăn cóc thường xuyên để cải thiện tình trạng thiếu máu.
Trái cây chứa nhiều vitamin C giúp phục hồi mô và nuôi dưỡng làn da. Nó làm tăng sản xuất collagen và cải thiện vẻ đẹp của làn da. Trái cóc cũng được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da. Lá cóc được đun sôi và chiết xuất được sử dụng như một chất thay thế cho kem dưỡng da và chất dưỡng ẩm. Theo dân gian, rễ của cây được sử dụng để điều trị ngứa ngoài da.
- Mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao nhưng trong quả cóc lại chứa một lượng axit khá lớn. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều thì sẽ gây ra tình trạng thừa axit và không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Không nên ăn cóc thường xuyên. Mỗi lần ăn cũng nên tiết chế không nên ăn quá nhiều cóc một lúc.
- Không nên ăn cóc vào lúc đói mà chỉ nên ăn cóc trong vòng 2 tiếng sau khi ăn cơm xong. Với trẻ con, bạn không nên cho chúng ăn quá nhiều.