Người bệnh tiểu đường có thể ăn quả lựu bởi vì chỉ số đường huyết (GI = 35) và tải lượng đường huyết (GL = 6.7) của lựu đều được xếp vào phân nhóm thấp.
Một số người cho rằng người tiểu đường không nên ăn quả lựu. Tuy nhiên, với những giá trị dinh dưỡng cũng như lợi ích của quả lựu thì đây cũng là một loại quả tốt cho người bệnh tiểu đường.
Mặc dù là loại quả có bị ngọt, nhưng có chỉ số đường huyết thấp. Theo nghiên cứu, trong 100g lựu có chứa 18.7g Carbohydrate, nhưng người tiểu đường vân có thể ăn lựu là bởi vì chỉ số đường huyết (GI = 35) và tải lượng đường huyết (GL = 6.7) của lựu đều được xếp vào phân nhóm thấp. Nhờ đó sau khi ăn lựu, lượng Glucose được hấp thu chậm, tốc độ tăng nồng độ đường trong máu ổn định, an toàn với người bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu về lựu và bệnh tiểu đường loại 2 đã đưa ra nhiều thông tin về lợi ích tuyệt vời của lựu. Lựu có ảnh hưởng tích cực đến tiểu đường tuýp 2 thông qua các cơ chế làm giảm stress oxy hóa, giảm Peroxid hóa Lipid. Một số hợp chất trong quả lựu có lợi cho kiểm soát bệnh, chống bệnh tiểu đường như Punicalagin, Acid ellagic, oleanolic, ursolic, gallic, uallic, Tannin, Anthocyanin,…
Với hàm lượng dinh dưỡng nêu trên, nếu sử dụng một lượng lựu vừa phải sẽ mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe đối với người bệnh tiểu đường.
Đối với 100g lựu có chỉ số lượng đường huyết - GI là 35 và chỉ số tải lượng đường huyết - GL là 6.7. Chỉ số này giúp lựu được xếp vào phân nhóm thấp. Chính vì vậy, sau khi ăn lựu, lượng glucose được hấp thu vào cơ thể chậm, nồng độ đường huyết ổn định, không tăng vọt quá mức.
Nước ép lựu tươi rất giàu chất chống oxy hóa như polyphenol, tannin và anthocyanin giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Bên cạnh đó, polyphenol trong nước ép lựu còn giúp giảm độ dày thành động mạch, ngăn ngừa xơ cứng động mạch hay xơ vữa động mạch và các vấn đề về sức khỏe tim mạch như bệnh tim, đột quỵ, những biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh tiểu đường.
Các chất chống oxy hóa trong quả lựu còn có chức năng giúp giảm kháng insulin của cơ thể, kết quả là tăng quá trình vận chuyển glucose vào tế bào, giúp giảm đường huyết. Ngoài ra, lựu còn giúp cơ thể ngăn ngừa béo phì do bệnh tiểu đường gây ra.
Prebiotic là chất xơ có trong lựu, đây là hợp chất tạo môi trường cho lợi khuẩn trong ruột tăng trưởng và phát triển tốt. Hỗ trợ quá trình tiêu hóa dạ dày, tăng cường phá vỡ các hợp chất lớn thành chất mà đường ruột có thể hấp thu. Từ đó tạo nên một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Hạt lựu có chứa hàng trăm hợp chất có hoạt tính sinh học khác nhau nhờ vậy mà chiết xuất từ quả lựu được sử dụng để điều trị một số bệnh lý, bao gồm cả vi khuẩn và ký sinh trùng, tiêu chảy, viêm loét, xuất huyết và biến chứng hô hấp.
Không chỉ riêng gì với lựu, các chất dinh dưỡng để nạp vào cơ thể người bệnh tiểu đường cũng cần được cân bằng. Để mang lại lợi ích sức khỏe tốt nhất cho người bệnh, cần chú ý đến liều lượng cũng như thời điểm ăn lựu như sau:
Đối với liều lượng: Người bệnh có thể ăn 1 cốc lựu khoảng 174g hoặc uống 1 ly ép lựu 125ml/ngày. Đây là mức được cho là an toàn và giúp hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh tiểu đường.
Lưu ý, không nên ăn quá nhiều lựu cùng một lúc, vì như vậy sẽ khiến lượng đường huyết trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Không ăn quá nhiều lựu: Mặc dù lựu có chỉ số GI, GL thấp nhưng nếu ăn với lượng lớn thì nồng độ đường huyết cũng có thể tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến người bệnh.
Không thêm đường vào nước ép lựu: Tốt nhất người tiểu đường nên uống nước ép lựu nguyên chất để tránh đường huyết tăng cao.
Nên đo đường huyết sau ăn lựu: Đo đường huyết sau khi ăn có thể giúp bạn kiểm soát và điều chỉnh lượng thực phẩm phù hợp.