Nhiều người dân ở TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) bị các đối tượng xấu lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng thông qua ứng dụng đầu tư online.
Đỉnh điểm, bà H. nộp số tiền đầu tư lên tới con số hơn 360 triệu đồng. Ban đầu, tiền nộp vào, rút ra dễ dàng, lại nhận thêm lãi, bà H. ngày càng hứng thú đầu tư khi có gợi ý dự án mới. Đến lúc app bị sập, không thể truy cập được nữa, bà H. mới vỡ lẽ mình bị lừa.
Trường hợp của bà Lê Thị H. cũng tương tự. Không chỉ mình bà H.., mà trong gia đình còn có 3 người khác cùng tham gia app đầu tư. Tổng số tiền bị lừa lên đến gần 300 triệu đồng.Theo bà H.., các chiêu trò của họ rất tinh vi và công khai. Không chỉ tư vấn trực tuyến qua zalo, tin nhắn, họ còn tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại khách sạn lớn trên địa bàn TP. Thanh Hóa."Tin tưởng vì đây không phải đối tượng lừa đảo bằng gọi qua điện thoại, đây là người thật, việc thật, có người đại diện ở Thanh Hóa giới thiệu rõ ràng tại hội nghị nên tôi mới tin tưởng và đầu tư. Không ngờ bây giờ app bị sập, trưởng nhóm biến mất, người đại diện chi nhánh ở Thanh Hóa chối bỏ trách nhiệm, bây giờ tôi không biết làm thế nào để lấy lại được tiền", bà H.. cho hay...Được biết, lừa đảo kêu gọi đầu tư tài chính thông qua các ứng dụng tại nước ta không phải là một hình thức lừa đảo mới. Song đến nay, vẫn còn nhiều người thiếu hiểu biết, trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo ngày càng bài bản và tinh vi này.Thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng để khiến "con mồi" mắc bẫy là mạo danh các sàn đầu tư nước ngoài hoặc giả mạo công ty để tạo ra các trang web, ứng dụng đầu tư lừa đảo. Các tên miền mà những sàn giao dịch này sử dụng thường chỉ tồn tại trong một thời gian, sau khi đã lừa được một lượng người nhất định thì các tổ chức sẽ chuyển sang một tên miền khác và tự đánh sập sàn cũ để ngăn cản hoạt động điều tra, truy vết của các cơ quan chức năng.Mặt khác, các tổ chức lừa đảo sẽ dẫn dụ người chơi, bằng cách trong thời gian đầu, các app đầu tư sẽ để người chơi sinh lợi cao. Ngoài ra, chúng còn tạo ra các hội, nhóm chia sẻ kinh nghiệm đầu tư trên các mạng xã hội và mời các thành viên vào nhóm. Những người đứng ra chia sẻ tự xưng là các chuyên gia, người đại diện của doanh nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm, được xây dựng hình ảnh, hồ sơ cá nhân hào nhoáng, sang chảnh nhằm tạo thiện cảm và gây dựng lòng tin với mục tiêu mà họ nhắm đến.Khi người chơi tin tưởng, đầu tư với những khoản tiền lớn thì các tổ chức lừa đảo dùng các chiêu thức để chiếm đoạt tiền. Các ngành chức năng khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác và thận trọng trước những cái bẫy "làm giàu" này của các đối tượng xấu trên không gian mạng, tuyệt đối không chuyển tiền, không tham gia các hội nhóm trên các trang website, trang mạng xã hội, các app liên quan đến sàn giao dịch tiền ảo... để tránh trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo.Sập bẫy đầu tư tài chính, 44 người bị lừa hơn 64 tỷ đồngSKĐS - Ngày 2/1, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã tiếp nhận đơn tố cáo của 44 người bị các nhóm tội phạm trên Facebook, Zalo, Telegram kết bạn và mời gọi tham gia đầu tư tài chính online, chiếm đoạt hơn 64 tỷ đồng.