Dưới đây là mẫu báo cáo phòng cháy chữa cháy mới nhất hiện nay khi kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy thường xuyên, định kỳ và đột xuất.
1. Các loại báo cáo phòng cháy chữa cháy doanh nghiệp phải nộp cuối năm
Hiện có 02 loại báo cáo về PCCC mà doanh nghiệp bắt buộc phải nộp vào cuối năm đó là:
Báo cáo kiểm tra về an toàn PCCC.
Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ.Cụ thể, căn cứ Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra PCCC, theo đó kiểm tra PCCC phải được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất, cụ thể như sau:
Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm phải tổ chức việc kiểm tra thường xuyên về an toàn PCCC trong phạm vi mà mình quản lý.
Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm kiểm tra an toàn PCCC thường xuyên; định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan Công an quản lý trực tiếp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra an toàn PCCC.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA, quy định về việc thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ như sau:
Định kỳ cuối tháng 11 hàng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị các phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ phải thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ.
2. Mẫu báo cáo phòng cháy chữa cháy 2024
Báo cáo công tác PCCC là một trong những nội dung mà các cơ sở có trách nhiệm phải thực hiện khi kiểm tra công tác PCCC thường xuyên, định kỳ và đột xuất.Mẫu báo cáo phòng cháy chữa cháy
hiện nay gồm có các nội dung cơ bản gồm:- Công tác chỉ đạo về hoạt động PCCC tại cơ sở;- Kết quả thực hiện công tác PCCC: Công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra an toàn PCCC, công tác xây dựng, thực tập phương án PCCC, Công tác bảo dưỡng, bảo quản các phương tiện PCCC,...
- Những tồn tại, thiếu sót và biện pháp để khắc phục công tác PCCC trong thời gian tới.
Dưới đây là mẫu báo cáo công tác phòng cháy chữa cháy mới nhất để bạn đọc tham khảo:
Tên công ty, doanh nghiệp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: Số báo cáo
Tỉnh ,ngày … tháng…. Năm……
BÁO CÁOCÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁYKính gửi: (1).......................................................................................................- Căn cứ sự chỉ đạo về công tác PCCC của (2).......................................................- Căn cứ tình hình thực tế thực hiện nhiệm vụ về công tác PCCC trong năm (3)………………., nay (4)………………… báo cáo kết quả công tác PCCC tại doanh nghiệp như sau:I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO- Quán triệt nội dung các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương quy định về công tác PCCC(5)......................................................................................................................- Nâng cao nhận thức của công nhân viên về luật PCCC; cổ vũ động viên phong trào PCCC, nâng cao tinh thần cảnh giác, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chấp hành luật và các quy định của nhà nước về PCCC.(6)......................................................................................................................II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN1. Công tác tuyên truyền- Thông qua các phiên họp, buổi tọa đàm,… doanh nghiệp đã tiến hành phổ biến và tuyên truyền kiến thức, pháp luật về PCCC cho công nhân viên trong doanh nghiệp.- Tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt trong phong trào toàn dân tham gia PCCC.(7)....................................................................................................................2. Công tác kiểm tra an toàn PCCC(8)......................................................................................................................3. Công tác xây dựng và thực tập phương án PCCC(9)....................................................................................................................4. Công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC(10)..................................................................................................................5. Công tác bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC(11)..................................................................................................................6. Công tác lập và lưu giữ hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC(12)..................................................................................................................III. TỒN TẠI THIẾU SÓT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRONG THỜI GIAN TỚI1. Tồn tại thiếu sót:(13)..................................................................................................................2. Đề xuất, kiến nghị:(14)..................................................................................................................Trên đây là Báo cáo công tác phòng cháy chữa cháy của (15)................................
Nơi nhận:- ;- ;- Lưu .
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP(ký, ghi rõ họ trên, chức vụ, đóng dấu)(16)
(1) Cơ quan quản lý Phòng cháy chữa cháy(2) Cơ quan quản lý Phòng cháy chữa cháy(3) Năm thực hiện báo cáo(4) Tên doanh nghiệp bằng tiếng việt(5) Tên văn bản phòng cháy chữa cháy(6) Nội dung chỉ đạo về phòng cháy chữa cháy(7) Nội dung đã thực hiện tuyên truyển PCCC(8) Nội dung đã thực hiện kiểm tra PCCC(9) Kết quả xác định thực tập phòng cháy chữa cháy(10) Kết quả huấn luyện phòng cháy chữa cháy(11) Kết quả phương tiện bảo quản phương tiện phòng cháy chữa cháy(12) Hồ sơ lập theo dõi hoạt động PCCC(13) Nội dung còn thiếu sót(14) Đề xuất kiến nghị(15) Tên doanh nghiệp bằng tiếng việt(16) Họ và tên người đại diện theo pháp luật
3. Phải nộp báo cáo phòng cháy chữa cháy bao nhiêu lần trong một năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA, quy định về việc thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ cụ thể như sau:- Định kỳ vào cuối tháng 11 hàng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị các phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ phải thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ, gồm các nội dung:
Thực trạng công tác quản lý, bảo dưỡng, bảo quản (số lượng, chủng loại, chất lượng, nội dung bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ đã trang bị).
Kết quả về việc thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan thẩm quyền (nếu có).
Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, bảo dưỡng, bảo quản các phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ.
- Trường hợp các phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ được trang bị hư hỏng thì cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền.Như vậy, theo quy định trên, các cơ sở phải nộp báo cáo công tác PCCC 01 lần/năm vào cuối tháng 11 hàng năm cho cơ quan thẩm quyền. Tuy nhiên, trường hợp phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ được trang bị hư hỏng thì phải kịp thời báo cáo cho cấp có thẩm quyền.
4. Ai chịu trách nhiệm nhận báo cáo phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA quy định về cơ quan tiếp nhận báo cáo PCCC như sau:- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp cơ sở, đội dân phòng báo cáo UBND cấp xã nơi trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo dưỡng, bảo quản các phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ.- Đội Cảnh sát PCCC&CNCH thuộc Công an cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm báo cáo cho Công an cấp huyện về tình hình quản lý, bảo dưỡng, bảo quản các phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.- Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành phải báo cáo Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an cấp tính theo phân cấp quản lý về tình hình quản lý, bảo dưỡng, bảo quản các phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy, tùy theo từng đơn vị báo cáo mà cơ quan nhận báo cáo cũng sẽ khác nhau.
Trên đây là những thông tin về Mẫu báo cáo phòng cháy chữa cháy mới nhất 2024.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.