Nở vào những dịp đặc biệt, những bông hoa địa lan rực rỡ với màu sắc tươi mới thường được mọi người mua về trưng, mong cho một năm mới đem lại nhiều may mắn và hạnh phúc cho gia đình.
Địa lan là loại cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 0,5 đến 1,5 mét. Rễ của cây mềm, to và mập, có hình trụ và thường có màu tro nhạt. Rễ của cây phát triển mạnh mẽ và đôi khi có thể phân nhánh.
Thân cây địa lan có hình dạng ngắn và phình to, có thể có hình trứng tròn, bầu dục, bán cầu, trứng hoặc gậy. Thân cây còn được gọi là giả hành, là phần chứa nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.
Lá địa lan dài, đầu nhọn, các lá đối diện nhau và thường mọc thành lùm. Mỗi lùm có từ 6 đến 10 lá đơn xếp chồng lên nhau. Lá địa lan cũng có thể phân nhánh từ thân và mọc từ mặt đất, với độ dài và độ dày khác nhau tùy vào từng loài.
Cây địa lan có cuống mọc từ thân giả, mỗi cuống có khoảng 10-12 hoa đơn. Tất cả các loài hoa địa lan đều có hình dạng giống như hoa bướm, gồm 3 đài hoa, 3 cánh hoa và 1 nhị cái, nhụy đài tương tự như cánh hoa.
Trong cuộc sống: Hoa địa lan được xem là biểu tượng của sự thanh lịch, quý phái và được ví như "nữ hoàng của các loài hoa" bởi xuất thân hoang dại từ núi rừng. Loài hoa này thường được dùng để trang trí trong các không gian của ngôi nhà, và được sử dụng để làm quà tặng cho bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt.
Việc sở hữu cho mình một chậu lan để trưng bày không chỉ giúp giảm bớt đi mệt mỏi, căng thẳng sau một ngày làm việc vất vả mà còn tăng thêm khả năng sáng tạo và hứng thú giúp hiệu suất công việc được cải thiện đến mức tối đa.
Trong phong thủy: Bên cạnh việc sở hữu vẻ đẹp có tính thẩm mỹ cao, hoa địa lan còn được gọi với cái tên là "loài hoa của phong thủy". Loài lan này sẽ giúp gia chủ gặp được nhiều may mắn, làm ăn phát tài phát lộc.
Hoa địa lan vốn là loài cây cần nhiều chất dinh dưỡng và yêu cầu độ ẩm phù hợp vì vậy giá thể trồng cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu đó. Cụ thể khi chọn đất trồng địa lan bạn chỉ nên chọn loại có độ mùn, độ phù sa cao, độ ẩm ổn định và không chứa quá nhiều pH để thuận lợi hơn trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bùn ao hồ đã được phơi khô với kích cỡ 1 đến 5 cm sau đó đem trộn chung với các loại vật liệu khác theo tỷ lệ 3 đất bùn ao, 3 phân chuồng đã ủ mục, 2 xơ dừa đã được xử lý, 1 vỏ trấu, 0.5 phân trùn quế và 0.5 vôi bột.
Lưu ý: Bùn phải được ủ trong môi trường thoáng mát, chờ 10 đến 15 ngày đem phơi để có thể loại bỏ các mầm bệnh trong giá thể.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ, việc tiếp theo mà bạn cần làm đó là tiến hành cho đất trồng vào ⅓ chậu, sau đó đặt địa lan vào và điều chỉnh cân đối với chậu.
Lưu ý, nên để các thân già vào phần trung tâm của chậu, các thân trẻ thì hướng ra miệng chậu để chúng sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Tiếp đến là giữ cố định bụi địa lan và lấp phần đất còn lại cho tới khi gần đầy miệng chậu, lúc này bạn phải ấn nhẹ phần gốc để phần rễ cây được chắc chắn.
Bạn có thể phủ trên bề mặt đất trồng một lớp vừa vụn xỉ than hay vỏ trấu vừa đủ để giữ ẩm cho cây rồi tiến hành tưới nước vào giá thể hoa địa lan mới trồng. Đồng thời, vệ sinh các vết bẩn ở lá bằng bình phun sương nếu lá cây bị dính bẩn.
Để tránh hoa địa lan mới trồng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt của mặt trời thì bạn nên để chậu hoa địa lan ở những nơi thoáng mát và có độ ẩm phù hợp.
Chăm sóc định kỳ:Tưới nước đều đặn, bón phân cho cây mỗi 2-3 tuần và loại bỏ lá cũ và lá khô.