Miền Bắc nước ta chia làm mấy vùng, và có bao nhiêu tỉnh, thành? Những tỉnh nào ở miền Bắc giáp biển?
Miền Bắc nước ta chia làm mấy vùng, và có bao nhiêu tỉnh, thành? (Hình từ internet)
Dựa theo bản đồ hành chính nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bản đồ hành chính Việt Nam |
Miền Bắc Việt Nam hiện nay có thể thấy là miền có nhiều tỉnh, thành nhất Việt Nam, với chiều ngang Đông – Tây rộng đến 600km.
Theo Nghị quyết 81/2023/QH15 về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã phân chia khu vực miền Bắc thành 02 vùng kinh tế - xã hội như sau:
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc: gồm 14 tỉnh
Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.
- Vùng đồng bằng sông Hồng: gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
Như vậy, có thể thấy miền Bắc Việt Nam hiện nay gồm có tất cả 25 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, và được chia thành 2 vùng kinh tế - xã hội là Vùng trung du miền núi phía Bắc và Vùng đồng bằng sông Hồng.
Đường bờ biển Việt Nam có chiều dài 3260 km, trải dài từ TP. Móng Cái (Quảng Ninh) đến TP. Hà Tiên (Kiên Giang), và có tất cả 28 tỉnh, thành giáp biển.
Trong đó, riêng đối với khu vực Bắc Bộ nước ta có tất cả 05 tỉnh, thành giáp biển, bao gồm:
Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
Trong đó, Quảng Ninh là tỉnh có đường bờ biển dài nhất, và Ninh Bình là tỉnh có đường bờ biển ngắn nhất của khu vực Bắc Bộ.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Quốc hội ban hành, quy định về phân vùng kinh tế - xã hội Việt Nam như sau:
Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.
- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau
Tính đến năm 2024, Việt Nam có 22 đô thị loại I, bao gồm:
- 03 thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ (Hà Nội và TP HCM là độ thị loại đặc biệt).
- 19 thành phố trực thuộc tỉnh gồm: Thái Nguyên (Thái Nguyên), Nam Định (Nam Định), Việt Trì (Phú Thọ), Hạ Long (Quảng Ninh), Bắc Ninh (Bắc Ninh), Hải Dương (Hải Dương), Thanh Hóa (Thanh Hoá), Vinh (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên Huế), Nha Trang (Khánh Hoà), Quy Nhơn (Bình Định), Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), Pleiku (Gia Lai), Đà Lạt (Lâm Đồng), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Biên Hòa (Đồng Nai), Thủ Dầu Một (Bình Dương), Mỹ Tho (Tiền Giang), Long Xuyên (An Giang).