Mùa đông nên ăn táo đỏ theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, nhất là với người mắc bệnh tim mạch và bệnh xương khớp!

27/12/2023 16:56

Táo đỏ có mặt phổ biến trong rất nhiều đơn thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, táo đỏ còn thường được sử dụng trong các món ngọt truyền thống và các món hầm bổ dưỡng như gà hầm, chè dưỡng nhan, cháo, súp,…

Táo đỏ được trồng phổ biến nhất ở Trung Quốc, tại một số tỉnh, thành như Tân Cương, Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông, Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Vân Nam,… Ngoài ra, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng là hai quốc gia có diện tích cây táo đỏ khá lớn. Nhiều năm trước đây,táo đỏ cũng được di thực về Việt Nam nhưng rất ít vùng hợp khí hậu.

Táo đỏ được xem là vị thuốc, được sử dụng trong Đông Y từ hàng nghìn năm nay. Theo y học cổ truyền, các tài liệu đông y ghi nhận dược liệu táo đỏ có vị ngọt, tính bình có công dụng bổ trung, cường lực, ích khí, trừ phiền muộn, dưỡng tỳ, bình vị khí, giải độc...

Mùa đông nên ăn táo đỏ theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, nhất là với người mắc bệnh tim mạch và bệnh xương khớp! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Táo đỏ có mặt phổ biến trong rất nhiều đơn thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, với hương vị ngọt thanh và kết cấu dai mềm, táo đỏ thường được sử dụng trong các món ngọt truyền thống và các món hầm bổ dưỡng như gà hầm, chè dưỡng nhan, cháo, súp,…

Theo y học hiện đại, những tác dụng của táo đỏ hầu hết đến từ thành phần dinh dưỡng bên trong. Quả táo đỏ chứa nhiều các hợp chất chống oxy hóa. Đặc biệt, đây là nguồn cung cấp phong phú các hợp chất như flavonoid, polysaccharid và axit triterpenic.

Bên cạnh đó, táo đỏ còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và ít calo. Cụ thể, trong 100g táo đỏ sống có chứa: chất béo 0,2g, chất đạm 1,2g, carbohydrate 20,2g, kali 250 mg, vitamin C 69 mg (khoảng 77% giá trị hằng ngày được khuyến nghị).

7 công dụng bất ngờ của táo đỏ

Cải thiện giấc ngủ

Táo đỏ có chứa chất saponin giúp giảm căng thẳng lo âu vô cùng hiệu quả nên thường được dùng để cải thiện giấc ngủ cho những người mất ngủ kinh niên và cải thiện chức năng não. Táo đỏ cũng giúp trí nhớ tốt hơn, bảo vệ các tế bào não không bị tổn thương bởi các hợp chất phá hủy thần kinh khác.

Tốt cho tim mạch

Táo đỏ chứa kali và rất ít natri nên có thể thư giãn mạch máu và duy trì huyết áp ở mức ổn định. Polyphenol và chất xơ có trong thành phần dưỡng chất táo đỏ làm tan cholesterol còn có thể hạ huyết áp, giảm các mảng bám và dạng viêm ở các thành mạch. Sức khỏe tim mạch sẽ ổn hơn nếu sử dụng 2 đến 3 quả mỗi ngày.

Mùa đông nên ăn táo đỏ theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, nhất là với người mắc bệnh tim mạch và bệnh xương khớp! - Ảnh 3.

Tăng cường miễn dịch 

Phenolics là chất có khả năng làm tăng hoạt động chống oxy hóa. Thành phần này có trong táo đỏ giúp chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn được sự phát triển của mầm bệnh ung thư vú, ung thư ruột kết và kể cả tình trạng lão hóa da.

Hỗ trợ giảm cân

Trước khi vào bữa ăn 15 phút, nếu sử dụng một quả táo đỏ sẽ giúp giảm calo, làm sạch đường tiêu hóa từ đó giúp hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả. Hàm lượng chất xơ cao trong loại quả này cũng giúp chuyển hóa đường và cholesterol trong thực phẩm hiệu quả hơn.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Có 50% lượng cacbohydrate trong trái cây, điển hình là táo đỏ, đến từ chất xơ, góp phần tăng cường hiệu quả tiêu hóa, giúp làm mềm tốc độ di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Do đó, nó làm giảm đáng kể các tổn thương cho dạ dày và đường ruột, góp phần phát triển vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.

Giúp xương chắc khỏe hơn

Táo đỏ tuy nhỏ nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng, điển hình là canxi và phốt pho nên góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể xương. Nhờ vậy, sử dụng loại quả này thường xuyên giúp giảm nguy cơ loãng xương khi về già.

Đẹp da và chắc khỏe tóc

Do táo đỏ có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa nên sử dụng loại quả này thường xuyên rất hữu ích cho người có các vấn đề về da như trị mụn trứng cá, nếp nhăn, sẹo, vết thâm… Đồng thời, nó cũng giúp làm giảm ngứa do bệnh chàm, ức chế và kìm hãm đi sự phát triển của khối u ác tính, điển hình là các tế bào gây ung thư da.

Dùng táo đỏ bao nhiêu là tốt?

Theo các chuyên gia, bạn không uống quá nhiều táo đỏ 1 ngày, bởi sẽ dẫn đến chứng đầy hơi, chướng khí. Để bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng một ngày chỉ nên sử dụng 5-6 quả nhỏ nhỏ hoặc 2-3 quả to. Do táo đỏ chứa hàm lượng đường và các chất rất cao, ăn nhiều cơ thể không hấp thụ được hết sẽ lãng phí, hơn nữa lạm dụng táo đỏ sẽ gây hại sức khỏe của bạn.

Mùa đông nên ăn táo đỏ theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, nhất là với người mắc bệnh tim mạch và bệnh xương khớp! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Ai không nên dùng táo đỏ?

Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt: Theo y học cổ truyền, táo tàu có tính ấm, gây nóng trong cơ thể, có thể làm tăng lượng máu ra ngoài ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, gây ra hiện tượng chảy máu nhiều hơn, tăng nguy cơ bị đau bụng kinh.

Người bệnh tiểu đường: Táo tàu khô có hàm lượng đường cao, khi ăn quá nhiều có thể gây tăng đường huyết và gây hại cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường.

Người vừa bị cảm: Táo tàu khô có tính ấm, gây nóng trong cơ thể, có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm cho triệu chứng cảm lạnh trở nên nặng hơn.

Người bị nóng trong: Theo y học cổ truyền, táo tàu có tính ấm, gây nóng trong cơ thể, khi sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng lượng hơi nóng trong cơ thể, gây ra hiện tượng sôi máu, mất ngủ, đau đầu, khó chịu. Do đó, những người có thể chất hơi nóng, nhất là vào mùa hè nên hạn chế sử dụng táo tàu khô để tránh gây hại cho sức khỏe.

5 món ăn bài thuốc giàu dinh dưỡng từ táo đỏ

Trà táo đỏ hoa cúc

Hoa cúc được biết đến như một loại thảo mộc có khả năng thanh nhiệt, giải độc, giảm căng thẳng và thư giãn đầu óc. Khi kết hợp với táo đỏ, trà táo đỏ hoa cúc tác dụng giải nhiệt, bổ khí huyết, rất tốt cho sức khỏe. Nó còn giúp cho đầu óc tỉnh táo, mắt sáng.

Đối với những người làm việc văn phòng thường xuyên tiếp xúc với máy tính, mắt thì gặp phải triệu chứng bị khô, thường xuyên sử dụng trà táo đỏ hoa cúc sẽ có tác dụng rất tốt, xua tan triệu chứng khô mắt.

Trà táo đỏ mật ong

Mùa đông nên ăn táo đỏ theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, nhất là với người mắc bệnh tim mạch và bệnh xương khớp! - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Từ xưa đến nay, mật ong luôn được xem như vị thuốc quý thiên nhiên ban tặng. Nhiều người còn chọn mật ong như một gia vị tạo ngọt thay cho các loại đường vì sự lành tính và chứa nhiều chất chống oxy hóa.

Mật ong khi kết hợp với trà táo đỏ mang đến cho bạn một thức uống bổ dưỡng, có vị ngọt dịu tự nhiên của mật ong và vị thanh mát của táo đỏ. Với chị em phụ nữ, thức uống này giúp cải thiện khí huyết và giúp da dẻ hồng hào, tươi trẻ hơn.

Cơm nếp hấp nhân sâm, táo đỏ

Táo đỏ 20 g, nhân sâm 6 g cùng với gạo nếp 80 g. Thực hiện hãm nhân sâm và táo đỏ trong nước sôi khoảng 30 phút, gạn lấy nước nấu cơm. Khi cơm chín, đơm lên đĩa, đặt nhân sâm và đại táo lên bên trên. Món ăn này thường được dùng với những người khí hư, cơ thể suy nhược, ăn kém chậm tiêu.

Cháo táo đỏ

Táo đỏ 7 quả và gạo nếp 60 g. Cắt lát hoặc xé nhỏ táo đỏ, nấu lấy nước, bỏ bã. Gạo nếp vo sạch cho vào nấu cháo, cháo chín, cho nước táo đỏ vào khuấy đều và đun sôi là được. Món ăn này có tác dụng tốt cho người bệnh trúng phong, bại liệt hoặc động kinh co giật.

Gà hầm táo đỏ, nấm hương

Táo đỏ 20 g, nấm hương 20 g, 1 con gà nhỏ và ít tinh bột. Thịt gà làm sạch chặt thành từng miếng, táo đỏ bỏ hạt, nấm hương ngâm mềm. Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị cho vào nồi, thêm gia vị (giấm, tương, muối, đường, bột ngọt, hành lá, rượu, tinh bột ướt) đảo đều, chưng cách thủy trong khoảng 15 phút. Món này thích hợp với những người thiếu máu, ăn kém và chậm tiêu hóa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mùa đông nên ăn táo đỏ theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, nhất là với người mắc bệnh tim mạch và bệnh xương khớp!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO