Mưa nắng thất thường, khi thì nắng nóng, khi thì bão giông, khiến nhiều gia chủ bối rối không biết phải lựa chọn VLXD thế nào để ngôi nhà luôn “hè mát, đông ấm”?
Theo Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nếu đặc trưng thời tiết 6 tháng đầu năm là những đợt nắng nóng kỷ lục thì 6 tháng cuối năm sẽ xuất hiện mưa, bão, lũ nhiều bất thường. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa mưa, nắng cùng nhiều hiện tượng bão, lũ bất thường là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến độ bền của công trình. Thực tế, trung bình một căn nhà tại Việt Nam phải hứng chịu 1.500 - 2.600 giờ nắng với nhiệt độ đỉnh điểm có thể lên đến hơn 40 độ C; 100 ngày mưa cùng độ ẩm cao đến 80%.
Cụ thể, nhiệt độ cao và ánh nắng gay gắt khiến chất lượng bê tông cũng bị thay đổi, đẩy nhanh tốc độ phân huỷ của gạch, từ đó ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình. Bên cạnh đó, độ ẩm cao và cùng lượng mưa lớn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, rong rêu phát triển. Về lâu dài có thể gây hư hại móng, ăn mòn kết cấu ngôi nhà.
Sự thay đổi nhiệt độ thất thường về lâu dài ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình.
Những thách thức đó đã đặt ra cho gia chủ câu hỏi khó: Làm thế nào để ngôi nhà luôn vững vàng trước những biến động của thời tiết? Nhằm giải đáp thắc mắc trên, ông Nguyễn Đức Thiện, Giám Đốc Kênh Phân Phối Toàn Quốc & Giám Đốc Thị Trường Hoàn Thiện tại Sika Việt Nam, với 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh hóa chất xây dựng, đã có những chia sẻ thiết thực, mang đến những thông tin giá trị cho các độc giả.
CÂU HỎI
Câu hỏi: Thời tiết diễn biến thất thường. Đâu là thời điểm tốt nhất để xây mới hay cải tạo lại nhà ở?
Trả lời:
Một trong những thời điểm thích hợp nhất để khởi công xây nhà là tháng 3 và tháng 4. Đây là thời điểm lý tưởng bởi có thời gian nắng nhiều và ít mưa, giúp quá trình xây dựng được diễn ra nhanh chóng, hạn chế sự gián đoạn trong suốt quá trình thi công.
Câu hỏi: Nếu tôi bỏ qua bước chống thấm cho ngôi nhà thì công trình có bị ảnh hưởng gì vào mùa mưa không?
Trả lời:
Đây là một trong những sai lầm của gia chủ khiến gia chủ phải tốn thêm nhiều khoản chi phí cho việc sửa chữa về lâu dài. Chi phí chống thấm chỉ chiếm khoảng 10% tổng chi phí xây nhà, nhưng nếu bị bỏ qua thì có thể gây thiệt hại lớn, tốn kém rất nhiều chi phí bảo trì và sửa chữa sau này. Đặc biệt, thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là nguyên nhân hàng đầu khiến công trình mau bị thấm dột, vừa gây mất thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến tuổi thọ của ngôi nhà. Do đó, theo chuyên gia Sika, gia chủ nên đầu tư vào việc chống thấm cho ngôi nhà một cách kĩ lưỡng ngay từ đầu nhằm đảm bảo chất lượng lâu dài cho ngôi nhà.
Có nhiều nguyên nhân gây nấm mốc chân tường, gia chủ có thể chọn phương án xử lý phù hợp với mức độ ẩm mốc và tài chính cá nhân.
Câu hỏi: Nhà tôi chỉ vừa mới xây năm ngoái, chỉ mới qua một mùa mưa mà chân tường nhà tôi đã loang lổ nấm mốc. Chuyên gia có cách nào để khắc phục vấn đề này không?
Trả lời:
Có khá nhiều nguyên nhân gây nấm mốc chân tường, nhưng có thể gộp thành 3 trường hợp sau. Trường hợp một là do công trình xuống cấp, vết nứt ở chân tường xuất hiện tạo điều kiện cho nước xâm nhập gây mốc. Thứ hai là do gia chủ bỏ qua bước chống thấm, hoặc chống thấm không đúng kĩ thuật tại những khu vực dễ đọng nước như nhà vệ sinh, máng xối, sân thượng, ban công... làm cho tường tiếp giáp với những khu vực đó dễ bị thấm. Thứ 3 là tường đã bị thấm, tồn tại độ ẩm trong tường, lâu ngày sinh ra nấm mốc vi khuẩn, gây hại cho lớp sơn trang trí và sức khỏe của gia chủ.
Tuỳ vào nguyên nhân gây thấm chân tường, gia chủ có thể chọn những cách khắc phục phù hợp. Cách thứ nhất là khoanh vùng và đục bỏ phần vữa đã bị thấm và hư hại. Sau đó quét 2 lớp SikaTop®-109 Seal VN, cán vữa SikaMur®-100 Ready Mix VN, bả lại tường với SikaWall®-340 Smooth VN. Cuối cùng là quét lớp chống kiềm Sikagard®-905 W và sơn phủ hoàn thiện.
Cách thứ 2, trong trường hợp tường bị nấm mốc nặng, gia chủ có thể cân nhắc đục bỏ hàng chân tường và đổ bê tông hoặc vữa tự chảy, tạo dầm cách ẩm, đồng thời đục toàn bộ lớp vữa trát khoảng tường, quét chống thấm rồi trát lại bằng phụ gia trộn với vữa tốt.
Câu hỏi: Những ngày tháng 4 và tháng 5 vừa qua, thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, khiến cho hóa đơn tiền điện của nhà tôi tăng vọt. Tôi cũng muốn tìm cách chống nóng thụ động, giúp giảm nhiệt cho ngôi nhà, từ đó giảm chi phí điện. Có cách nào tôi có thể áp dụng mà không tốn quá nhiều chi phí sửa chữa không?
Trả lời:
Có 2 cách gia chủ có thể giảm nóng cho ngôi nhà. Giảm nóng tạm thời là sử dụng quạt và điều hòa một cách thông minh, dùng rèm chống UV, … để nhanh chóng giảm nhiệt độ cho ngôi nhà.
Giảm nóng lâu dài là cách áp dụng những VLXD, sản phẩm chất lượng để giảm hấp thụ nhiệt một cách trực tiếp. Đối với công trình đã hoàn thiện, có thể sử dụng lam chắn nắng, dùng kính phản quang hoặc kính Low-E hạ nhiệt, sơn chống nóng phủ lên bề mặt sơn cũ ở tường ngoài và sàn mái như Sikalastic®-590 (mái lộ thiên) và Sika® RainTite (tường ngoài) vừa chống thấm lại vừa có khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời, giúp giảm sự hấp thụ nhiệt của ngôi nhà. Gia chủ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có màu trắng để tối ưu khả năng phản xạ ánh sáng của sản phẩm.
Đối với công trình đang thi công, có thể xây tường 2 lớp với tấm cách nhiệt ở giữa, lắp đặt quạt thông gió, sử dụng lô-gia thay cho ban công...
Gia chủ có thể liên hệ với Sika để được tư vấn kỹ hơn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm
Câu hỏi: Tôi thấy Sika có khá nhiều sản phẩm chống thấm nên khá bối rối không biết phải chọn loại nào. Tôi có thể sử dụng một loại chống thấm cho tất cả khu vực trong nhà mình không?
Trả lời:
Mỗi sản phẩm sẽ có đặc tính riêng phù hợp với những khu vực khác nhau. Tương tự, các sản phẩm với thành phần khác nhau cũng có những công năng và ưu điểm khác biệt tùy mục đích sử dụng. Để hiểu rõ về từng sản phẩm, bạn có thể liên hệ với Sika để được tư vấn kỹ hơn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.