Mức xử phạt đối với cấp bằng tiến sĩ không đúng quy định của pháp luật

13/08/2024 10:58

Cơ sở đào tạo có hành vi cấp bằng tiến sĩ không đúng quy định của pháp luật thì sẽ chịu mức xử phạt theo Nghị định 04/2021/NĐ-CP.

Mức xử phạt đối với cấp bằng tiến sĩ không đúng quy định của pháp luật

Mức xử phạt đối với cấp bằng tiến sĩ không đúng quy định của pháp luật (Hình từ Internet)

Điều kiện cấp bằng tiến sĩ năm 2024

Theo khoản 1 Điều 19 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ (ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT), nghiên cứu sinh được xét công nhận trình độ và cấp bằng tiến sĩ khi đáp ứng những yêu cầu sau:

- Luận án của nghiên cứu sinh đã được Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo đồng ý thông qua;

- Nghiên cứu sinh đã nộp cho cơ sở đào tạo (cả bản in và bản điện tử) luận án hoàn chỉnh cuối cùng có chữ ký của nghiên cứu sinh, xác nhận của người hướng dẫn; xác nhận Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận án sau khi đã hoàn thành chỉnh sửa, bổ sung luận án (nếu có);

- Nghiên cứu sinh đã nộp Thư viện Quốc gia Việt Nam (cả bản điện tử và bản in) tóm tắt luận án và toàn văn luận án hoàn chỉnh cuối cùng có chữ ký của nghiên cứu sinh, chữ ký của người hướng dẫn và xác nhận của cơ sở đào tạo.

Mức xử phạt đối với cấp bằng tiến sĩ không đúng quy định của pháp luật

Cụ thể, cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ cấp bằng bằng tiến sĩ không đúng quy định của pháp luật hiện hành (trừ trường hợp cấp bằng tiến sẽ không đúng thời hạn quy định) sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Đồng thời buộc hủy bỏ bằng tiến sĩ đã được cấp .

(Điểm a khoản 3 và điểm b khoản 5 Điều 21 Nghị định 04/2021/NĐ-CP)

Quy định về đối tượng và điều kiện học tiến sĩ năm 2024

Cụ thể tại Điều 7 Điều 19 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ (ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT) quy định về đối tượng và điều kiện học tiến sĩ như sau:

(1) Yêu cầu chung đối với người dự tuyển:

- Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ;

- Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển;

- Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ;

- Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.

(2) Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

- Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục II của Quy chế này còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.

(3) Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do cơ sở đào tạo quyết định, trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mức xử phạt đối với cấp bằng tiến sĩ không đúng quy định của pháp luật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO