Công đoàn Giáo dục TPHCM chỉ đạo triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Ngành Giáo dục TPHCM triển khai Kết luận 81-KL/TW về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường (Hình từ Internet)
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá XI, nhận thức của toàn hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được nâng cao; hệ thống chính sách, pháp luật không ngừng được hoàn thiện; tổ chức bộ máy được kiện toàn, sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, yếu kém: Phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường chưa được triển khai đồng bộ, toàn diện; cơ sở dữ liệu chưa bảo đảm đồng bộ, liên thông, nhất là tính đầy đủ, chính xác, cập nhật.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết trong thời gian tới, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan tiếp tục tổ chức thực hiện quyết liệt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong Nghị quyết, Kết luận 56-KL/TW, ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị khoá XII; Bộ Chính trị đã có Kết luận 81-KL/TW ngày 04/6/2024 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Thực hiện Công văn 1586/LĐLĐ-TG ngày 17/9/2024 của Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Kết luận 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Công đoàn Ngành Giáo dục Thành phố đã có Công văn 201/CÐGD-TG ngày 19/9/2024 đề nghị các Công đoàn cơ sở phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền đơn vị triển khai thực hiện nội dung sau:
(1) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của nhà giáo, người lao động trong đơn vị về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường theo xu thế chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, các bon thấp, kinh tế tuần hoàn, phục hồi hệ sinh thái; hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và trung hòa cacbon. Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tir.
(2) Đẩy mạnh các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác như: Phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả” gắn kết các nội dung phát động thi đua của Ngành, của đơn vị triển khai trong năm học 2024- 2025 cùng với việc thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân chung tay bảo vệ môi trường”.
(3) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhà giáo, người lao động tích cực tham gia các hoạt động chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường 2020, Luật Tài nguyên nước 2023, Luật Đất đai 2024 đến nhà giáo, người lao động. Vận động đội ngũ sư phạm cùng tham gia các hoạt động giám sát việc thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương; Kết luận 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị và Kết luận 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.