PLBĐ - Tính từ 16h ngày 29/1 đến 16h ngày 30/1, cả nước ghi nhận 13.694 ca nhiễm COVID-19 mới. Trong đó có 38 ca nhập cảnh và 13.656 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.444 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 8.196 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh là: Hà Nội (2.924), Đà Nẵng (876), Bắc Ninh (803), Hải Phòng (647), Phú Thọ (545), Nam Định (509), Thanh Hóa (505), Quảng Nam (480), Bình Định (360), Hưng Yên (354), Nghệ An (308), Hòa Bình (301), Hải Dương (277), Bắc Giang (269), Vĩnh Phúc (261), Thái Bình (257), Quảng Ninh (235), Bình Phước (228), Thừa Thiên Huế (224), Ninh Bình (187), Lâm Đồng (185), Phú Yên (178), Hà Nam (157), Thái Nguyên (157), TP. Hồ Chí Minh (148), Lào Cai (145), Đắk Nông (143), Quảng Bình (142), Bắc Kạn (112), Tây Ninh (106), Hà Giang (103), Sơn La (97), Quảng Trị (97), Đắk Lắk (93), Bến Tre (92), Cà Mau (92), Tuyên Quang (90), Kiên Giang (85), Quảng Ngãi (82), Yên Bái (82), Khánh Hòa (72), Bình Thuận (64), Bà Rịa - Vũng Tàu (58), Vĩnh Long (55), Gia Lai (52), Hà Tĩnh (46), Bạc Liêu (44), Trà Vinh (38), Bình Dương (35), Long An (32), Tiền Giang (31), Cao Bằng (30), Hậu Giang (26), Cần Thơ (24), Lai Châu (22), Đồng Nai (22), Sóc Trăng (20), Điện Biên (17), An Giang (13), Đồng Tháp (10), Ninh Thuận (9). Cũng trong ngày 30/1, Sở Y tế Bắc Ninh đăng ký bổ sung 12.084 ca và Sở Y tế Bến Tre đăng ký bổ sung 3.988 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Bắc Ninh và Bến Tre.
Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.263.053 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, nước ta đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 22.929 ca nhiễm). Tính từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.256.071 ca, trong đó có 2.014.798 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP. Hồ Chí Minh (513.726), Bình Dương (292.858), Hà Nội (128.790), Đồng Nai (99.881), Tây Ninh (88.068).
Hiện tại Việt Nam đã ghi nhận 184 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron. Cụ thể tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1).
Về tình hình điều trị, Bộ Y tế cho biết trong ngày có thêm 55.018 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị thành công lên 2.017.615 ca. Hiện, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.840 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 2.651 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 543 ca; Thở máy không xâm lấn: 148 ca; Thở máy xâm lấn: 479 ca; ECMO: 19 ca
Từ 17h30 ngày 29/1 đến 17h30 ngày 30/1 ghi nhận 121 ca COVID-19 tử vong. Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh có 5 ca, gồm: 1 ca từ Tiền Giang chuyển đến. Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (22), Đồng Nai (12), Bà Rịa - Vũng Tàu (8 ), Tiền Giang (8 ), Kiên Giang (7), Vĩnh Long (6), Đồng Tháp (5), Hải Phòng (5), Bến Tre (4), Cần Thơ (4), Bạc Liêu (3), Bắc Ninh (3), Bình Dương (3), Đà Nẵng (3), Hậu Giang (3), An Giang (2), Bình Phước (2), Nam Định (2), Sóc Trăng (2), Bình Định (1), Cà Mau (1), Đắk Lắk (1), Hà Giang (1), Hà Nam (1), Hải Dương (1), Lào Cai (1), Ninh Bình (1), Phú Thọ (1), Quảng Trị (1), Thừa Thiên Huế (1), Yên Bái (1). Như vậy, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.668 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.
Trong ngày 29/1 có 223.939 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 181.118.415 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.055.543 liều, tiêm mũi 2 là 74.122.204 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 27.940.668 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày:
- Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế Bộ, ngành tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19 được phát hiện khi đến khám bệnh hoặc đang trong quá trình điều trị tại Bệnh viện và hỗ trợ điều trị người bệnh COVID-19 cho địa phương khi có đề nghị, bảo đảm phù hợp với khả năng tiếp nhận và năng lực chuyên môn của Bệnh viện.
- Nhằm tăng cường truyền thông về Chiến dịch vận động người dân tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện:
(1) Truyền thông kế hoạch tổ chức Chiến dịch tiêm chủng mùa xuân toàn quốc theo nội dung tại kế hoạch số 125/KH-BYT ngày 26/01/2022 của Bộ Y tế; Kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm chủng của địa phương để vận động người dân tích cực tham gia Chiến dịch, đi tiêm chủng khi đến lượt và tiêm chủng an toàn.
(2) Tổ chức truyền thông hướng dẫn người dân thực hiện các quy định đảm bảo an toàn tiêm chủng khi đi tiêm chủng; hướng dẫn người đi tiêm chủng tự theo dõi sức khỏe sau khi tiêm chủng theo các khuyến cáo của ngành y tế.
T.H (th)