Ngày 5/6, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng.
+ Công tác tuyển chọn, đào tạo và chế độ chính sách đối với vận động viên thể thao, nghệ sĩ trong các lĩnh vực nghệ thuật; giải quyết việc làm cho vận động viên, nghệ sĩ sau thời kỳ thi đấu, biểu diễn đỉnh cao;
+ Việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kích cầu, phục hồi du lịch trong năm 2024 và những năm tiếp theo; giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đêm;
+ Chính sách đặc thù, thu hút đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Chủ tịch Quốc hội sẽ phát biểu kết thúc nhóm vấn đề chất vấn.
Theo chương trình, từ 9h50 đến 11h20 ngày 6/6, Phó Thủ tướng Chính phủ (được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền) sẽ phát biểu, làm rõ các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Chính phủ đối với các nội dung thuộc các nhóm lĩnh vực được chất vấn tại kỳ họp và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Từ 11h20 - 11h30, ngày 6/6, Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết thúc toàn bộ phiên chất vấn.
Theo đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang: Thực tế cho thấy qua các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội tuần qua, các đại biểu Quốc hội cũng đã phản ánh nhiều vấn đề có liên quan đến các nội dung thuộc 4 nhóm lĩnh vực sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.
Đại biểu bày tỏ: "Tại Phiên chất vấn lần này, bản thân tôi đặc biệt quan tâm đến nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực về văn hóa - thể thao và du lịch".
Thời gian qua, ngành du lịch đã và đang phát huy, khai thác hiệu quả những tiềm năng của văn hóa truyền thống.
Việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp thông qua văn hóa vật thể, phi vật thể nhằm phát huy tình yêu quê hương, đất nước, truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”; những giá trị chân, thiện, mỹ đến các tầng lớp Nhân dân và giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn thời gian qua, hoạt động quản lý văn hóa cũng bộc lộ còn nhiều hạn chế, đơn cử: một số di tích lịch sử văn hóa xuống cấp chưa được bảo tồn, chưa quan tâm đúng mức, việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian ở một số đơn vị còn thụ động.
Ngoài ra, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở chưa thật sự đi vào chiều sâu,...
Vì vậy, để ngành văn hóa –tthao và du lịch phát triển, chúng ta cần có những giải pháp phát triển văn hóa - xã hội ngang bằng phát triển kinh tế, để đất nước phát triển toàn diện, cân đối.
Đồng thời, cần quan tâm phát triển du lịch phù hợp từng vùng, miền nhằm phát triển kinh tế đất nước nói chung.