Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ có được nghỉ làm không? Tổng số ngày nghỉ lễ trong một năm của người lao động hiện nay là bao nhiêu?
Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 là sự kiện cách mạng có ý nghĩa rất lớn với lịch sử Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đưa đến kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã tạo ra những thay đổi căn bản trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, ngoại giao…
Thắng lợi của trận chiến đã ghi một dấu ấn to lớn vào lịch sử trong nước và ngoài nước, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh dân tộc Việt Nam.
Tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, có thể thấy ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) là một trong bảy ngày lễ lớn của đất nước đã được quy định như trên.
Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ có được nghỉ làm không? (Hình từ internet)
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định các ngày lễ mà người lao động được nghỉ như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, hiện nay chưa có quy định ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ thuộc những ngày nghỉ lễ, tết theo. Do đó người lao động không được nghỉ làm, hưởng nguyên lương vào ngày này.
Nhưng mới đây nhất, tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, tổ chức công đoàn kiến nghị Đảng, Nhà nước bổ sung bổ sung thêm ngày nghỉ lễ Chiến thắng Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, đây chỉ mới là đề xuất, và đề xuất này vẫn chưa được thông qua và đang được xem xét.
Xét lại quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 đã được nêu tại phần trên như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Theo quy định trên có thể thấy tổng số ngày nghỉ lễ, tết trong một năm của người lao động là11 ngày.
* Bên cạnh những ngày nghỉ lễ, tết thì theo điểm a, khoản 1 và 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
…
Theo đó, ở điều kiện làm việc bình thường và đã làm việc đủ 12 tháng tại công ty, thì người lao động sẽ có 12 ngày nghỉ phép hưởng nguyên lương.
Và nếu cộng với 11 ngày nghỉ lễ, tết của năm thì tổng số ngày mà người lao động có thể được nghỉ hưởng nguyên lương (ở điều kiện làm việc bình thường) là : 11 + 12 = 23 ngày.
* Ngoài những ngày nghỉ lễ, tết và nghỉ phép hàng năm, người lao động vẫn còn được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương và không hưởng lương trong các trường hợp sau:
(1) Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
(2) Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
(3) Ngoài quy định tại khoản (1) và (2), người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
(Điều 115 Bộ luật Lao động 2019)