Nghỉ ốm nữa ngày có được hưởng chế độ ốm đau?

12/09/2024 10:06

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động nghỉ ốm nữa ngày có được hưởng chế độ ốm đau? Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về vấn đề này như thế nào?

1. Nghỉ ốm nữa ngày có được hưởng chế độ ốm đau?

Căn cứ khoản 4 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, chỉ quy định về mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày. Theo đó, mức hưởng trợ cấp ốm đau được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Tuy nhiên, theo khoản 4 và khoản 5 Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định về mức hưởng chế độ ốm đau như sau:

- Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức hưởng trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày. Mức hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày được tính bằng một nửa mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày.

- Khi tính mức hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không trọn ngày thì trường hợp nghỉ việc dưới nửa ngày được tính là nửa ngày; từ nửa ngày đến dưới một ngày được tính là một ngày.

Đây là một quy định mới so với Luật Bảo hiểm xã hội 2014, theo đó, từ ngày 01/7/2025, nghỉ ốm nữa ngày vẫn được hưởng chế độ ốm đau. Mức hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày được tính bằng 1/2 mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày. Trường hợp nghỉ việc dưới nửa ngày được tính là nửa ngày; từ nửa ngày đến dưới một ngày được tính là một ngày.

Bộ luật Lao động và văn bản còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024)
File Excel tính tiền lương làm thêm giờ, làm ban đêm 2024 với người lao động

nghỉ ốm nữa ngày

Từ ngày 01/7/2025, nghỉ ốm nữa ngày vẫn được hưởng chế độ ốm đau

(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

2. Người lao động được hưởng chế độ ốm đau tối đa bao nhiêu ngày?

Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

(i) Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường:

- Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: 30 ngày.

- Đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: 40 ngày.

- Đóng từ đủ 30 năm trở lên: 60 ngày.

(ii) Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:

- Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: 40 ngày.

- Đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: 50 ngày.

- Đóng từ đủ 30 năm trở lên: 70 ngày.

>> Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH).

(iii) Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành

- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

- Hết thời hạn 180 ngày nêu trên mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

3. Từ ngày 01/7/2025, người mắc bệnh dài ngày không còn được hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày?

Xem chi tiết tại bài viết: Người mắc bệnh dài ngày không còn được hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày từ 01/7/2025.

4. Từ 01/7/2025, nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội?

Xem chi tiết tại bài viết: Nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội từ 01/7/2025

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nghỉ ốm nữa ngày có được hưởng chế độ ốm đau?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO