Nghiêm cấm sử dụng vị trí công tác để can thiệp vào xử lý vi phạm giao thông nhất là vi phạm nồng độ cồn

19/09/2024 09:30

Nghiêm cấm sử dụng vị trí công tác để can thiệp vào xử lý vi phạm giao thông nhất là vi phạm nồng độ cồn là nội dung được quy định trong Chỉ thị 35/CT-TTg năm 2024.

Nghiêm cấm sử dụng vị trí công tác để can thiệp vào xử lý vi phạm giao thông nhất là vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm sử dụng vị trí công tác để can thiệp vào xử lý vi phạm giao thông nhất là vi phạm nồng độ cồn (Hình từ Internet)

Ngày 17/9/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 35/CT-TTg xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.

Nghiêm cấm sử dụng vị trí công tác để can thiệp vào xử lý vi phạm giao thông nhất là vi phạm nồng độ cồn

Theo nội dung trong Chỉ thị 35/CT-TTg năm 2024 thì trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, đại bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân đã có sự chuyển biến tích cực về ý thức chấp hành pháp luật, văn hóa, ứng xử khi tham gia giao thông, góp phần làm cho hoạt động giao thông văn minh và an toàn hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức) thiếu gương mẫu, vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông, thậm chí có hành vi không chuẩn mực, không chấp hành việc kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng, nhất là trong việc kiểm tra vi phạm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (vi phạm nồng độ cồn); cá biệt có một số trường hợp điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn gây tai nạn giao thông làm chết người, bỏ trốn khỏi hiện trường, chống đối, không hợp tác việc kiểm tra, giải quyết của cơ quan chức năng, gây bức xúc trong Nhân dân.

Riêng trong năm 2023 và Quý I năm 2024, lực lượng Công an đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và xác minh gửi thông báo về cơ quan, đơn vị quản lý đối với trên 7.600 đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn.

Do đó, để chấn chỉnh tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý, chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần xây dựng chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Chỉ thị 35/CT-TTg năm 2024 phù hợp với đặc điểm tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ tại địa phương, trong đó tập trung:

- Chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn tổ chức quán triệt thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tăng cường tuyên truyền chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vinh dự, trách nhiệm và yêu cầu về tiên phong, gương mẫu trong chấp hành pháp luật về giao thông; đồng thời, vận động bạn bè, người thân chấp hành và không lợi dụng uy tín, vị trí công tác để can thiệp vào việc xử lý vi phạm giao thông của các lực lượng chức năng, nhất là vi phạm nồng độ cồn.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, gồm cả giám sát từ Nhân dân về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương khi tham gia giao thông đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang.

Xem thêm Chỉ thị 35/CT-TTg ban hành ngày 17/9/2024.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nghiêm cấm sử dụng vị trí công tác để can thiệp vào xử lý vi phạm giao thông nhất là vi phạm nồng độ cồn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO