Người dân bám trụ trong khu tập thể bị quây tôn, chờ sập ở Hà Nội

17/05/2024 11:00

Sau hơn 8 năm vận động di dời, nhiều hộ dân tiếp tục sinh sống, ngay cả khi khu vực bên ngoài bị quây tôn kín mít.

Người dân bám trụ trong khu tập thể bị quây tôn, chờ sập ở Hà Nội - 1

Sau hơn một năm UBND quận Ba Đình dựng tôn và rào chắn quanh khối 1, 2 nhà G6A Thành Công, khu tập thể này vẫn còn một số hộ dân sinh sống. Họ chưa đồng ý di dời do vẫn chưa được xác định nhà đầu tư và cam kết tiến độ cải tạo khu tập thể.

Nhà tập thể G6A Thành Công tọa lạc trên mặt đường Nguyên Hồng và hướng nhìn thẳng ra hồ Thành Công. Nơi này được đưa vào sử dụng từ năm 1987, bao gồm 2 đơn nguyên với tổng cộng 49 căn hộ, có 5 tầng.

Người dân bám trụ trong khu tập thể bị quây tôn, chờ sập ở Hà Nội - 2

Từ năm 2016, cơ quan kiểm định đã xác định rằng khu tập thể G6A thuộc diện nguy hiểm cấp độ D (cấp độ cao nhất) tại đơn nguyên 1 và 2. Với việc không đáp ứng của kết cấu chịu lực với yêu cầu sử dụng thông thường, đã gây ra tình trạng nguy hiểm toàn bộ cho nhà. Đề nghị các hộ dân tại đơn nguyên 1 và 2 tự tháo dỡ các phần cơi nới trái phép để tránh ảnh hưởng đến kết cấu công trình và giảm bớt việc chất tải tại khu vực cơi nới.

Người dân bám trụ trong khu tập thể bị quây tôn, chờ sập ở Hà Nội - 3

Hiện khu vực xung quanh nhà đã được bao bọc bằng tấm tôn và chỉ còn một lối ra, vào ở ngõ 16 trên đường Nguyên Hồng.

Người dân bám trụ trong khu tập thể bị quây tôn, chờ sập ở Hà Nội - 4

Ngoại trừ cửa ra vào, tất cả điểm khác xung quanh tòa nhà đã được bịt kín.

Người dân bám trụ trong khu tập thể bị quây tôn, chờ sập ở Hà Nội - 5

Nhiều gia đình đã chuyển đi, khiến không khí trở nên vắng lặng. Khu vực hành lang tầng 4 biến thành nơi chứa đồ đạc và rác ngổn ngang của một hộ dân khác thải ra.

Người dân bám trụ trong khu tập thể bị quây tôn, chờ sập ở Hà Nội - 6

Hệ thống tường và trần đã bong tróc, mục nát, phủ đầy rêu phong, tình trạng xuống cấp rất nghiêm trọng. Thậm chí, từng mảng gạch và vữa từ trần rơi xuống sàn, gây nguy hiểm cho cư dân.

Người dân bám trụ trong khu tập thể bị quây tôn, chờ sập ở Hà Nội - 7

Các gia đình sau khi di dời sẽ được niêm phong bằng cách quây tôn kín.

Người dân bám trụ trong khu tập thể bị quây tôn, chờ sập ở Hà Nội - 8

Không gian phòng khách của căn hộ 206. Đồ đạc được đóng gói trong những túi lớn, sẵn sàng cho trường hợp di dời khẩn cấp mà không tốn nhiều thời gian để dọn dẹp.

Người dân bám trụ trong khu tập thể bị quây tôn, chờ sập ở Hà Nội - 9

'Gia đình tôi chuyển tới ở vào năm 2005 với diện tích sử dụng 63 m2, bao gồm 1 phòng khách, 1 phòng bếp và 1 phòng ngủ, sống cùng 3 người khác. Tôi từng trải qua khoảng thời gian mất ăn mất ngủ về vấn đề nhà cửa nếu phải buộc rời đi. Đối với những công nhân như tôi, căn nhà này là tài sản lớn nhất. Nếu phải di dời, chúng tôi không biết sẽ đến đâu, khi vẫn chưa có kế hoạch cụ thể từ chủ đầu tư về việc xây dựng lại chung cư và thời gian cụ thể cho việc này. Chúng tôi mong muốn có cuộc họp với chủ đầu tư để giải quyết vấn đề, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự phản hồi từ phía họ', chủ căn hộ 206 chia sẻ.

Người dân bám trụ trong khu tập thể bị quây tôn, chờ sập ở Hà Nội - 10

Căn hộ trên tầng 5 có tường bị rộp sơn, bề mặt sùi và xuất hiện mốc trắng. Trong những ngày mưa và ẩm mướt, mùi ẩm mốc xuất hiện, gây khó chịu.

Người dân bám trụ trong khu tập thể bị quây tôn, chờ sập ở Hà Nội - 11

Sau 37 năm sử dụng, tòa nhà đã bộc lộ nhiều vấn đề lo ngại, bao gồm sự sụt lún của 2 đơn nguyên. Hiện tượng này có thể được quan sát bằng mắt thường và dễ dàng nhận thấy khe hở hình chữ V giữa khối 2 và 3, được gia cố bằng những tấm bê tông.

Trong giai đoạn 2021-2025, thành phố lên kế hoạch cải tạo 10 khu chung cư cũ, bao gồm bốn khu chung cư có nhà cấp độ D (cấp độ nguy hiểm, nguy cơ sụp đổ, phải di dời khẩn cấp người dân) gồm Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, nhà của Bộ Tư pháp; và sáu khu có tính khả thi để cải tạo là Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Người dân bám trụ trong khu tập thể bị quây tôn, chờ sập ở Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO