Nếu nắm rõ quy định khi thu hồi người dân muốn bồi thường bằng đất ở có được không sẽ giúp người dân biết quyền và bảo vệ được quyền của mình.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 11 Nghị định 88/2024/NĐ-CP có quy định khi Nhà nước thu hồi đất ở mà bị thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở mà:Trường hợp 1: Hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn nơi có đất bị thu hồi: Được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư.Trường hợp 2: Hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trên địa bàn nơi có đất thu hồi: Được bồi thường bằng tiền/đất ở, nhà ở hoặc bằng đất khác nếu địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở.Như vậy, đối với câu hỏi “người dân muốn bồi thường bằng đất ở có được không” thì không thể khẳng định luôn và ngay là “có” hay “không”. Ngay cả khi thuộc trường hợp 1 cũng cần phải xem xét theo một số quy định sau:- Khi thu hồi hết đất ở hoặc diện tích đất ở còn lại không đủ điều kiện để ở: Nhà nước sẽ ưu tiên phương án bồi thường bằng đất ở trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân đó không còn đất ở, nhà ở nào khác trong phạm vi địa bàn nơi có đất ở thu hồi.- Nhưng để được bồi thường bằng đất ở thì cần phải có quỹ đất dùng để bồi thường tại địa phương khi Nhà nước thu hồi đất.- Đối với địa phương không có quỹ đất để bồi thường thì phương án bồi thường có thể là nhà ở tái định cư (trường hợp này xảy ra chủ yếu ở khu vực đô thị - nơi không có mặt bằng diện tích đất bồi thường cho người dân bị thu hồi đất).Tóm lại, về nguyên tắc thì thu hồi đất ở sẽ được bồi thường bằng đất ở, tuy nhiên việc này còn phụ thuộc vào quỹ đất tại địa phương và nhu cầu được bồi thường bằng đất hay bằng tiền của người bị thu hồi đất.
Lưu ý: Khi tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng họp lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì hộ gia đình, cá nhân có quyền nêu ý kiến, mong muốn của mình về việc bồi thường bằng đất ở, nhà ở hay bằng tiền để cơ quan có thẩm quyền xem xét.
3. Chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật dân sự mà bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường thiệt hại; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh phải ngừng sản xuất, kinh doanh do Nhà nước thu hồi đất thì được xem xét hỗ trợ.Theo đó, chủ sở hữu tài sản được bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện sau:(1) Tài sản được tạo lập hợp pháp;(2) Khi Nhà nước thu hồi đất thì tài sản gắn liền với đất bị thiệt hại.Trên đây là quy định trả lời cho câu hỏi: Người dân muốn bồi thường bằng đất ở có được không?
Thu hồi giải phóng mặt bằng là vấn đề khá phức tạp, không chỉ phức tạp trên thực tế mà phức tạp và khó hiểu ngay cả trong quy định của pháp luật đất đai. Do vậy, khi tìm hiểu vấn đề này cần phải đọc kỹ và hiểu đúng quy định, trường hợp chưa hiểu bạn đọc nên gọi đến tổng đài 19006192 hoặc hỏi những người am hiểu quy định để được tư vấn.
>>Cách tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất