Một trong những sai lầm khiến người bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng nề đó là nghĩ mình đã uống thuốc là đủ nên tự cho mình ăn uống theo sở thích.
Cô Triệu (52 tuổi, người Trung Quốc) từng đi khám sức khỏe định kỳ, mỗi lần kiểm tra đều cho thấy lượng đường trong máu vượt ngưỡng cho phép, bác sĩ kết luận cô mắc bệnh tiểu đường, cần được duy trì uống thuốc và chế độ ăn nghiêm ngặt.
Dù được các bác sĩ tư vấn việc kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống nhưng cô vẫn chủ quan và tự tin cho rằng uống thuốc là đủ, bởi đây là căn bệnh phổ biến ở nhiều người ở lứa tuổi như cô.
Hàng ngày, ngoài việc uống thuốc, cô tự cho mình ăn theo sở thích. Cô cho rằng: "Chỉ là bệnh tiểu đường thôi. Không có gì to tát đâu. Chỉ cần uống thuốc là vẫn có thể sống tốt!". Nhưng thực tế không phải vậy.
Trước khi nhập viện, cô đột ngột ngã quỵ trong bếp nên được gia định đưa đến viện cấp cứu nhưng đã không qua khỏi. Bác sĩ cho biết, nguyên nhân khiến cô ra đi đột ngột là do đường huyết không được kiểm soát tốt trong suốt thời gian dài nên đã gây ra nhiều biến chứng nặng.
Bác sĩ cho biết: "Dù một số loại thực phẩm trông có vẻ lành mạnh, nhưng chúng thực sự là 'quả bom vô hình' đối với bệnh nhân tiểu đường".
Chế độ ăn đóng vài trò quan trọng với người bệnh tiểu đường, đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định người bệnh có thể kiểm soát đường huyết ổn định hay không.
- Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho đường huyết sau ăn không tăng cao.
- Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, mỡ máu.
- Chế độ ăn hợp lý giúp người bệnh tránh hạ đường huyết ở những bệnh nhân dùng thuốc có nguy cơ hạ đường.
- Ngoài ra, người bệnh tiểu đường có chế độ ăn tốt sẽ giúp duy trì cân nặng ở mức tốt nhất, duy trì hoạt động thể lực hàng ngày.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều đường như mứt, kẹo, bánh ngọt hay các loại nước ngọt, không nên ăn trái cây khô vì loại này có lượng glucid trên 20%.
- Kiêng hoặc hạn chế tối đa đối với các loại đường hấp thu nhanh (mứt, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt) trái cây khô là các loại thức ăn có trên 20% glucid.
- Nên ăn nhạt, giảm tiêu thụ muối: Chỉ nên sử dụng lượng muối khoảng 2300mg/ngày.
- Không nên uống bia, rượu và các đồ uống có cồn: Rượu có thể khiến người bệnh bị hạ đường huyết, đặc biệt khi bụng rỗng chưa ăn.
- Cần đi khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra sức khỏe, kịp thời xử lý khi có dấu hiệu bất thường.
Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng sau đây để đảm bảo dinh dưỡng và kiểm soát đường huyết:
Nên ăn ít nhất 3 bữa mỗi ngày, cố định giờ ăn mỗi ngày để tránh tình trạng quá đói hoặc quá no khiến đường huyết không ổn định. Tốt nhất bạn nên chia nhỏ thành 4 - 5 bữa ăn mỗi ngày, thêm bữa ăn phụ vào bữa tối để tránh quá đói vào nửa đêm.
Không nên quá kiêng khem trong ăn uống hàng ngày, người bệnh tiểu đường vẫn phải ăn uống vừa đủ để đảm bảo dinh dưỡng và cơ thể khỏe mạnh. Ăn quá ít sẽ có thể khiến cơ thể mệt mỏi, quá nhiều có thể khiến đường huyết tăng cao.
Ngoài quan tâm đến thực phẩm ăn hàng ngày, cần chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể. Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày ít nhất là 40 ml trên mỗi kg cân nặng.
Không nên cực đoan ăn một số loại thực phẩm nhất định mà cần đa dạng để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.