Tình trạng thừa cân béo phì đang gia tăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà sẽ liên quan mật thiết với một số bệnh mạn tính.
Nguyên nhân gây thừa cân, béo phì
Béo phì là tình trạng tích tụ bất thường và quá mức khối mô mỡ và các tổ chức khác ảnh hưởng tới sức khỏe. Nó được xác định bằng chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) từ 30 trở lên.
Người có nguy cơ mắc bệnh béo phì bao gồm:
Béo phì còn có thể do nguyên nhân:
Tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người béo phì cao hơn rất nhiều người bình thường. Bởi mô mỡ trong cơ thể người béo phì tăng nhiều, khiến lượng tuần hoàn máu tăng tương ứng, làm tăng lực cản ngoại vi của động mạch nhỏ, buộc tim phải làm việc nhiều, tăng nhịp đập của tim để bảo đảm cung cấp máu cho cơ thể; lâu dần sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch nhỏ xảy ra tăng huyết áp.
Hơn nữa, lượng natri nhất định tích tụ trong cơ thể người bệnh béo phì, càng làm tăng lượng tuần hoàn máu, huyết áp sẽ tăng.
Do ở người béo phì, mỡ bọc kín tim, khiến tim khó co bóp. Mỡ tích tụ quá nhiều làm tăng dung lượng máu tuần hoàn, làm tăng gánh nặng cho tim. Kèm theo đường huyết và mỡ trong máu tăng cao, làm tăng độ dính của máu, làm giảm khả năng tải oxy của tế bào hồng cầu, cung cấp không đủ oxy cho tế bào tim.
Không ít trường hợp béo phì, sự chuyển hóa mỡ không còn được như thường, ăn nhiều chất có nhiệt lượng cao dẫn đến chứng mỡ trong máu tăng cao gây ra chứng xơ cứng động mạch, tích tụ mỡ ở tế bào tim, làm dày thành tim.
Một trong những rủi ro lớn của tình trạng thừa cân là làm tăng mức độ chất béo trung tính và cholesterol xấu (LDL), giảm cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể. Nồng độ của các thành phần mỡ trong máu như cholesterol, triglycerin, tổng lượng mỡ trong huyết tương vượt quá tiêu chuẩn bình thường. Điều này cho thấy việc trao đổi mỡ bị rối loạn. Mức độ LDL cao và HDL thấp là nguyên nhân chính gây ra xơ vữa động mạch làm thu hẹp các mạch máu dẫn đến bệnh tim mạch.
Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra tiểu đường type 2. Béo phì khiến hormon insulin do tuyến tụy tiết ra hoạt động không hiệu quả, không thể giúp tế bào của cơ thể hấp thu đường. Lúc này, tuyến tụy sẽ cố gắng sản sinh nhiều insulin hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, thì việc sản sinh insulin của tuyến tụy sẽ giảm và khi đó bệnh nhân dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Thừa cân, béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây ra gan nhiễm mỡ không do rượu. Ước tính hơn 70% số người béo phì có gan bị nhiễm mỡ. Khi sự vận chuyển chất béo ở gan bị mất cân bằng, chất béo này sẽ tích tụ lại trong tế bào gan và dẫn đến gan bị nhiễm mỡ.
Tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ tăng theo chỉ số khối của cơ thể (BMI). Ở những người không béo phì tỷ lệ gan bị nhiễm mỡ và viêm gan nhiễm mỡ lần lượt là 15% và 3%. Những người béo phì độ I và độ II (tương ứng BMI từ 30 – 39.9 kg/m2) thì tỷ lệ này tương ứng là 5% và 20%. Đặc biệt với những người có BMI ≥40 kg/m 2 tỷ lệ gan bị nhiễm mỡ tương ứng là 85% và viêm gan nhiễm mỡ là 40%.
Gan nhiễm mỡ thời kỳ đầu hoặc mức độ nhẹ, vừa phần lớn có thể thay đổi, cũng tức là nói tiến hành giảm cân tích cực, điều chỉnh ăn uống, cân bằng nhu cầu thì có thể cải thiện thậm chí mất hẳn tình trạng gan nhiễm mỡ. Người bị nặng có thể xảy ra viêm gan dạng nhiễm mỡ, đau bụng khác thường hoặc biến đổi chức năng gan. Gan nhiễm mỡ giai đoạn cuối sẽ dẫn đến xơ gan do mô sợi quá nhiều.
Khả năng dẫn đến đột quỵ ở người béo phì cao hơn nhiều lần người bình thường. Người có BMI lớn hơn 30 dễ bị tử vong do tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch. Những người béo phì mức độ thấp cũng phải cẩn trọng nếu có thêm các yếu tố nguy cơ khác (tiểu đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu) thì nguy cơ đột quỵ vẫn có thể xảy ra.
Việc trao đổi đường, mỡ trong cơ thể người béo phì trở nên khác thường làm tăng nguy cơ xơ cứng mạch máu não và bám dính mỡ ở thành mạch máu cộng thêm ảnh hưởng của tăng huyết áp đối với động lực học máu, dẫn đến tỉ lệ bị tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não (đột quỵ não) ở người béo phì cao hơn người bình thường.
Người béo phì có khả năng phát triển bệnh gout cao gấp 4 lần so với những người có trọng lượng bình thường. Khi bị béo phì, nồng độ axit uric trong máu tăng dẫn đến các khớp bị đau, viêm, đỏ… mức độ bệnh gout càng nặng hơn. Khi giảm cân, nồng độ axit uric trong máu có thể giảm, đồng thời giảm ảnh hưởng đến bệnh gout.
Trọng lượng cơ thể tăng gây sức ép nhiều hơn lên các cơ trên cơ thể. Thừa cân thậm chí tạo sức ép lên các khớp như khớp gối, cột sống lưng và do đó tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Khi khớp sưng viêm hoặc biến dạng, hoạt động giảm, cơ thể nặng thêm, thì áp lực đối với khớp càng nặng, bệnh sẽ trở nên xấu. Vì thế người béo phì bị viêm khớp tăng sinh muốn điều trị cần bắt đầu từ việc giảm cân.
Hoạt động của cơ hoành, khí phế quản của người béo phì thường hạn chế do mỡ bám nhiều, người béo phì thường bị rối loạn nhịp thở, ngáy, ngừng thở khi ngủ, béo phì càng nặng rối loạn nhịp thở càng nhiều.
Cách tính chỉ số BMI bằng cách lấy cân nặng (theo đơn vị kilogram) chia cho bình phương chiều cao (theo đơn vị mét).
Chỉ số BMI từ 25,0 đến 29,9 tương đương với thừa cân.
Chỉ số BMI từ 30,0 đến 34,9 được chẩn đoán béo phì độ 1.
Chỉ số BMI từ 35,0 đến 39,9 được chẩn đoán béo phì độ 2.
Chỉ số BMI từ 40,0 trở lên được gọi là béo phì cực độ hoặc nghiêm trọng (béo phì độ 3).