Không ít người thắc mắc liệu người Việt Nam có được mua lại nhà của người nước ngoài không. Hãy cùng tham khảo câu trả lời cho vấn đề này tại bài viết sau.
Theo quy định tại Luật Nhà ở 2023 và các văn bản pháp luật khác hiện hành, có thể thấy không có quy định cấm người Việt Nam mua lại nhà của người nước ngoài.
Tuy nhiên, việc bán lại nhà của người nước ngoài sang cho người Việt Nam lại phải tuân thủ theo các điều kiện theo pháp luật.
Hiện nay, theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Nhà ở 2023, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng không được sở hữu quá 50 năm kể từ ngày được cấp Sổ.
Việc gia hạn chỉ được gia hạn thêm 01 lần với thời hạn ≤ 50 năm. Do vậy, chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn bán thì phải bán trong thời hạn còn sở hữu nhà ở cho đối tượng được thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Nếu quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà chủ sở hữu không bán hay tặng cho thì nhà ở đó thuộc tài sản công.
Do vậy, nếu không phải đối tượng không được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì người Việt Nam hoàn toàn được quyền mua lại nhà của người nước ngoài theo quy định pháp luật.
Như đã phân tích tại phần trên, nguời Việt Nam được quyền mua lại nhà của người nước ngoài. Tuy nhiên để giao dịch này và hợp pháp các bên cần phải chú ý đáp ứng các điều kiện như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 160 Luật Nhà ở 2023, nhà ở được nguời Việt Nam mua lại nhà của người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đầy đủ Giấy chứng nhận theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
- Nhà đang không bị tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu.
- Vẫn thuộc thời hạn sở hữu nhà ở là 50 năm (một số trường hợp được gia hạn thêm, tuy nhiên không quá 50 năm).
- Nhà không bị kê biên để thi hành án/để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật.
- Nhà không thuộc trường hợp bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn theo quyết định của Tòa hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Không thuộc trường hợp bị thu hồi, phá dỡ nhà ở (đã có quyết định thu hồi hoặc thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà của cơ quan có thẩm quyền).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 161 Luật Nhà ở 2023, bên bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải đáp ứng điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch theo quy định của pháp luật về dân sự.
Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 161 Luật Nhà ở 2023, đối với bên mua phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Nếu là cá nhân trong nước: Không buộc phải có đăng ký cư trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
- Nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, không bắt buộc phải có đăng ký cư trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
- Nếu là tổ chức trong nước: Đáp ứng điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh hoặc nơi thành lập.
- Nếu là tổ chức nước ngoài: Đáp ứng điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh hoặc nơi thành lập; phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
- Nếu tổ chức đượ ủy quyền quản lý nhà ở: Có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam.
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 8 và khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023, đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam có bao gồm các tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm:
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Theo đó, định các tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua 03 hình thức:
- Hình thức 1: Đầu tư xây dựng nhà ở theo các dự án tại Việt Nam
- Hình thức 2: Mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở thương mại, gồm căn hộ chung cư & nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở (trừ các khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ)
- Hình thức 3: Mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo hình thức số 2.
(Căn cứ: khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2023)
Lưu ý: Người nước ngoài muốn được sở hữu nhà tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 18 Luật Nhà ở 2023 như sau:
- Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Phải là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định.
- Đối với tổ chức nước ngoài: Phải có Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/các giấy tờ khác liên quan đến việc được phép hoạt động hoặc thành lập tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.
- Đối với cá nhân nước ngoài: Không được thuộc trường hợp được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định hiện hành.Trên đây là thông tin về vấn đề nguời Việt Nam mua lại nhà của người nước ngoài. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số 19006192 để được hỗ trợ.