Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha… giả do cơ quan chức năng cung cấp hình ảnh

Giá mận đầu mùa 300.000 đồngkg 15/03/2024 16:00

Hiện nay, một số thương hiệu "made in Japan" lưu thông trong thị trường Việt Nam đang bị làm giả như mỹ phẩm, hàng gia vị, hàng công nghệ điện tử như: Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…

Ngày 15/3, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề "Nhận diện  hàng thật -  hàng giả Made in Japan", từ ngày 15/3 đến hết ngày 19/3/2024. Đây là sự kiện nhằm hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam. 

Theo Tổng cục QLTT, hiện nay, nhiều mặt hàng mỹ phẩm, gia vị, công nghệ điện tử "made in Japan" có mặt tại thị trường Việt Nam. 

Chùm ảnh ghi nhận của phóng viên các mặt hàng đang bị làm giả:

Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…  giả do cơ quan chức năng cung cấp hình ảnh - Ảnh 2.
Buổi trưng bày "Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan" của Tổng cục QLTT nhận được sự quan tâm của người dân và du khách quốc tế.
Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…  giả do cơ quan chức năng cung cấp hình ảnh - Ảnh 3.
Mỹ phẩm Transino - một trong những thương hiệu mỹ phẩm made in Japan có tác dụng trong điều trị nám, tàn nhang tại thị trường Việt Nam. Thương hiệu chính hãng và nhập khẩu chính ngạch này chỉ có màu chủ đạo xanh - trắng.
Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…  giả do cơ quan chức năng cung cấp hình ảnh - Ảnh 4.
Tuy nhiên, hiện nay, tại thị trường Việt Nam xuất hiện những bộ mỹ phẩm trị nám nhái thương hiệu Transino với vỏ màu hồng hường và đen.
Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…  giả do cơ quan chức năng cung cấp hình ảnh - Ảnh 5.
Cận cảnh sản phẩm mỹ phẩm trị nám nhái thương hiệu Transino. Là sản phẩm giả nhưng lại được dán tem "chống hàng giả".
Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…  giả do cơ quan chức năng cung cấp hình ảnh - Ảnh 6.
Cận cảnh mỹ phẩm nhái thương hiệu Transino có mày đen đang có mặt trên thị trường Việt Nam và được phân phối trong các cơ sở làm đẹp, spa, thẩm mỹ...
Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…  giả do cơ quan chức năng cung cấp hình ảnh - Ảnh 7.
Mặt hàng giả, hàng nhái thương hiệu này cũng được dán tem "chống hàng giả".
Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…  giả do cơ quan chức năng cung cấp hình ảnh - Ảnh 8.
Cận cảnh kem chống nắng thương hiệu Aqua thật (trái) và giả (phải) với nhiều điểm làm giả tinh vi, khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt, nhận diện được đâu là hàng giả, đâu là hàng thật.
Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…  giả do cơ quan chức năng cung cấp hình ảnh - Ảnh 9.
Mặt sau bao bì kem chống nắng Aqua thật (trái) và giả (phải) đến từ Nhật Bản.
Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…  giả do cơ quan chức năng cung cấp hình ảnh - Ảnh 10.
Một dòng kem chống nắng khác của thương hiệu Aqua với sản phẩm giả (trái) giống y chang sản phẩm thật (phải).
Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…  giả do cơ quan chức năng cung cấp hình ảnh - Ảnh 11.
Ở mặt sau bao bì sản phẩm, hàng thật (phải), nền bao bì màu xanh nhạt, mã vạch màu đen trên nền trắng, một nửa chữ trên bao bì màu đen và được in sắc nét. Đặc biệt, mã QR code màu đen được in trên nền trắng.
Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…  giả do cơ quan chức năng cung cấp hình ảnh - Ảnh 12.
Thương hiệu gia vị Hảo Hảo được sản xuất trong nước được làm giả với nhiều điểm dễ dàng nhận biết nhưng nếu không so sáng hàng thật (trên) với hàng giả (dưới) sẽ rất khó phân biệt.
Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…  giả do cơ quan chức năng cung cấp hình ảnh - Ảnh 13.
Ngoài hình dáng lọ sản phẩm, màu nền của bao bì và màu chữ khác nhau, sản phẩm giả (phải) còn được bao bởi tem từ đơn vị Acecook.
Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…  giả do cơ quan chức năng cung cấp hình ảnh - Ảnh 14.
Bột ngọt Aji-No-Moto - một thương hiệu bột ngọt nổi tiếng đến từ Nhật Bản cũng được làm giả (bên phải) hết sức tinh vi. Tuy nhiên, khi đặt bên cạnh sản phẩm thật (bên trái), sẽ dễ dàng nhận ra điểm khác biệt như nét chữ, màu chữ, màu bao bì, tem nhãn...
Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…  giả do cơ quan chức năng cung cấp hình ảnh - Ảnh 15.
Bảng kê một số điểm nhận diện hàng thật (bên trái) với hàng giả (bên phải).
Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…  giả do cơ quan chức năng cung cấp hình ảnh - Ảnh 16.
Cận cảnh sản phẩm dầu nhờn xe tay ga chính hãng (bên trái) và sản phẩm giả (bên phải).
Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…  giả do cơ quan chức năng cung cấp hình ảnh - Ảnh 17.
Với sản phẩm chính hãng, người tiêu dùng có thể bóc tem từ góc trái bên dưới kéo ngược lên trên để đọc được thông tin sản phẩm in dấu dưới bao bì.

Với chủ đề "Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan", phòng trưng bày Tổng cục Quản lý thị trường được sắp xếp trên 300 sản phẩm của nhiều thương hiệu Nhật Bản đã quen thuộc trên thị trường Việt Nam như Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…

Các sản phẩm đa dạng từ may mặc, thời gian, đồ gia dụng, điển hình như: bình siêu tốc Panasonic, máy tính, đồng hồ Casio, áo chống nắng, tất Uniqlo, bánh kẹo Lotte, mỹ phẩm Trasino, linh phụ kiện xe máy Honda, Yamaha, sữa và đồ uống Elovi, giầy thể thao ONITSUKA TIGER MEXICO 66 của ASICS… Đây là các thương hiệu được ưa chuộng tại Nhật Bản cũng như được tiêu thụ nhiều tại thị trường Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết, đây là lần đầu tiên Tổng cục trưng bày với chuyên đề riêng là các thương hiệu của Nhật Bản. Hiện nay nhu cầu của người dân Việt Nam đối với các thương hiệu hàng hóa của Nhật Bản là rất cao, cùng với đó cũng xuất hiện tình trạng gian lận thương mại đối với các thương hiệu này.

"Vì vậy, việc mở cửa Phòng trưng bày sẽ giúp người dân tự việc tự trang bị kiến thức trong mua sắm, tránh những rủi ro trong mua bán hàng hóa", Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh nói.

Theo ông Linh, không dừng lại ở các sản phẩm "Made in Japan", trong thời gian tới, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tiếp tục mở rộng các chuyên đề nhận diện, phân biệt các sản phẩm đối với hàng hóa có xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau để phục vụ nhu cầu mua sắm an toàn, hiệu quả của người tiêu dùng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha… giả do cơ quan chức năng cung cấp hình ảnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO