Nhảy việc là gì? Nhảy việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?

14/08/2024 10:47

Có thể hiểu như thế nào là nhảy việc? Trường hợp người lao động nhảy việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không? Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp là gì?

1. Như thế nào là nhảy việc?

Theo quy định pháp luật không có định nghĩa nào về nhảy việc, tuy nhiên, có thể hiểu nhảy việc là sự thay đổi công việc một cách liên tục mà tại đó thời gian làm việc của người lao động nhảy việc thường không dài. Tức là chỉ làm thời gian ngắn sau đó thay đổi sang công việc khác. Có nhiều lý do để người lao động nào đó quyết định nhảy việc, thay đổi công việc.

2. Nhảy việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Theo khoản 1 Điều 43 và Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024
File Excel tínhtiền lương hưu hằng tháng 2024 đối với người lao động

Nhảy việc là gì, có được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Nhảy việc là gì, có được hưởng trợ cấp thất nghiệp (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2.1.Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc

(i) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

(ii) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

(iii) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp

2.2. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động quy định tại Mục 2.1

Người lao động quy định tại Mục 2.1 bài viết này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

(i) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật.

- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

(ii) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại khoản (i) và khoản (ii) Mục 2.1 bài viết này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại khoản (iii) Mục 2.1 bài viết này.

(iii) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013.

(iv) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.

- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

- Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Chết.

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động – Bộ luật Lao động 2019

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Điều 39. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật – Bộ luật Lao động 2019

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhảy việc là gì? Nhảy việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO