Nhiễm khuẩn Salmonella là bệnh gì? Tình trạng, biểu hiện bệnh ra sao? Người lao động bị nhiễm khuẩn Salmonella có được hưởng chế độ ốm đau của BHXH hay không?
Theo TCVN 9717:2013 năm 2013 về Chất lượng nước - Phát hiện Samonella spp gồm những nội dung sau đây:
Samonella là vi khuẩn phân bố rộng rãi trên toàn thế giới, Samonella thường được phân loại như là tác nhân gây bệnh, mặc dù độc tính và tác nhân gây bệnh của Samonella có tính biến đổi rộng. Vật chủ tự nhiên của Salmonella gồm con người, vật nuôi, gia súc, gia cầm và động vật hoang dã kể cả loài chim. Con người và động vật có thể bài tiết vi khuẩn này khi mang bệnh hoặc có triệu chứng mang bệnh. Do đó không thể loại bỏ Salmonella khỏi môi trường. Khi nhiễm vào người, Salmonella có thể gây bệnh nguy hiểm.
Vì môi trường nước được công nhận là môi trường truyền nhiễm, cần phải kiểm soát sự có hoặc không có Salmonella trong môi trường nước nơi mà quan sát thấy nguy cơ của sự truyền nhiễm. Salmonella có thể có trong tất cả các loại nước thải nông nghiệp và nước thải sinh hoạt, nước sạch, kể cả nước uống và nước ngầm, cũng như nước biển.
Phát hiện Salmonella trong nước thường yêu cầu nồng độ theo bậc. Vì các tế bào Salmonella có thể xuất hiện với số lượng thấp và bị tổn thương trong môi trường nước, nên phát hiện Salmonella trong môi trường nước thường yêu cầu bước tăng sinh sơ bộ.
Salmonella là một loại vi khuẩn đường ruột không hình thành bào tử, chủ yếu di chuyển bằng roi quanh thân và là mầm bệnh nội bào tùy nghi, có thể xâm nhập vào nhiều loại tế bào khác nhau. Chủng vi khuẩn Salmonella có thể được chia thành hai nhóm chính gồm thương hàn và không thương hàn. Thông thường, nhóm không thương hàn xuất hiện phổ biến hơn, có thể lây nhiễm cho nhiều loại động vật đồng thời lây truyền trực tiếp từ động vật sang người.
Bệnh nhiễm khuẩn Salmonella xuất phát từ nguồn thực phẩm ô nhiễm (nhiễm phân người hoặc phân động vật) mà người bệnh ăn phải. Người bệnh bị nhiễm khuẩn Salmonella thường do ăn thịt sống, gia cầm, trứng hoặc các sản phẩm từ trứng, sữa chưa tiệt trùng. Thời gian ủ bệnh có thể từ 06 giờ – 06 ngày, tính từ khi tiếp xúc đến lúc phát bệnh. Biểu hiện bệnh nhiễm khuẩn Salmonella dễ bị nhầm lẫn với chứng đau dạ dày. Triệu chứng bệnh thường kéo dài từ vài ngày đến 01 tuần. Trong đó, tiêu chảy thường xuất hiện khoảng 10 ngày nhưng có thể mất vài tháng trước khi ruột trở lại thói quen đại tiện ổn định. Biểu hiện bệnh Salmonella cụ thể như sau:
- Tiêu chảy.
- Đau quặn bụng.
- Sốt.
- Buồn nôn.
- Nôn mửa.
- Ớn lạnh.
- Đau đầu.
- Xuất hiện máu trong phân.
Có thể nhận biết, phát hiện bệnh thông qua 02 cách: Xét nghiệm mẫu phân; Xét nghiệm mẫu máu.
Lưu ý, những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
File Excel tính tiền lương làm thêm giờ, làm ban đêm 2024 với người lao động |
File Excel tính tiền lương hàng tháng của người lao động năm 2024 |
Nhiễm khuẩn Salmonella là gì, có được hưởng chế độ ốm đau của BHXH
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động bị nhiễm khuẩn Salmonella sẽ được hưởng chế độ ốm đau khi có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Cụ thể theo điều kiện hưởng chế độ ốm đau tại Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
(i) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
(ii) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
(iii) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản (i) và khỏan (ii) Mục này.
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết: Nghỉ việc do nhiễm khuẩn Salmonella, công ty có phải trả lương?
Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau - Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau: a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên; b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. 2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau: a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. 3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. |