Nhiều ngày kêu cầu không bằng cầu nguyện trong ngày mai, ngày Rằm tháng Mười

14/11/2024 07:11

Nhiều người cho rằng nhiều ngày cầu mỏi miệng không bằng cầu nguyện trong ngày Rằm tháng Mười. Đó là bởi ngày Rằm tháng Mười ai thành kính, cúng lễ đúng phong tục và cầu nguyện, gửi mong muốn... sẽ rất linh ứng. Lý do vì sao, mời bạn đọc tham khảo bài viết.

Vài nét về Tết Hạ Nguyên - Rằm tháng Mười

Theo dân gian, ngoài Tết cổ truyền thì trong năm có 3 Tết quan trọng là: Tết Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng), Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười). Tết Thượng Nguyên, Trung Nguyên nhiều người biết, riêng Tết Hạ Nguyên thì ít người để ý.

Tết Hạ Nguyên xưa cả làng, cả tổng ăn mừng. Ngoài cầu nguyện sức khỏe, bình an, may mắn, tài lộc... còn là dịp dâng hương tạ ơn Trời Đất đã ban phúc lành năm qua - đặc biệt là tính chất linh thiêng và cầu tài, cầu lộc rất linh ứng. Đó là bởi, Rằm tháng Mười là thời điểm năng lượng tâm linh, phúc đức, tài lộc rất mạnh nên lời cầu nguyện dễ được đáp ứng. Những ai thực lòng thành kính, cúng lễ đúng phong tục và cầu nguyện, gửi mong muốn... sẽ được ban nhiều sức khỏe, tài lộc, may mắn, phước lành...

Theo Chuyên gia phong thủy Nguyễn Hoàng chia sẻ trên trang cá nhân, Rằm tháng 10 là Tết Hạ Nguyên, là cơ hội để các gia chủ cầu an, cầu tài cho mình và gia đình. Đồng bào thiểu số - nhất là vùng núi phía Bắc ăn Tết Hạ Nguyên to như Tết cổ truyền của người Kinh.

Người xưa có câu: "Vụ Năm gặt lúa giữa hè, Vụ Mười thì gặt lúa đầu đông". Khi thóc đầy bồ cũng là lúc tổ chức Lễ cúng Tết Cơm Mới. Tết này trước là cúng Thần Nông - vị thần ban mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; kế đó là cúng Thần Linh, Tổ Tiên để tạ nghĩa phù trì.

Người xưa coi Rằm tháng Mười là ngày thắng hội để Thủy Quan Đại Đế giải ách cho nhân gian. Do đó, Tết Hạ nguyên Rằm Tháng Mười cả làng cả tổng ăn Tết lớn, kéo dài cả tuần với nhiều trò chơi dân gian thi triển như đại hội mừng công, mừng mùa màng thắng lợi. Từ cỏ cây muông thú đến các loại chúng sinh cũng mừng vui trông ngóng sự cúng thí. Vì vậy con người nếu biết đem thành quả lao động trước là hiếu kính cao xanh, tiền nhân liệt tổ, sau là chia ngọt sẻ bùi với vạn vật quần sinh thì phúc nhà càng tốt.

Trước ngày cúng nên đến các điểm thờ tự Thần Linh, Thành Hoàng bản xứ cùng thụ hưởng. Nếu làm được đầy đủ 3 lễ nghi trên, gia chủ sẽ có cải thiện tích cực trong cuộc sống, nhất là những tháng cuối năm.

Nhiều ngày kêu cầu không bằng cầu nguyện trong ngày mai, ngày Rằm tháng Mười - Ảnh 2.
Rằm tháng Mười xưa cả làng, cả tổng ăn mừng. Ngoài cầu nguyện sức khỏe, bình an, may mắn, tài lộc... ngày này được cho là đặc biệt linh thiêng và cầu tài, cầu lộc rất linh ứng. Ảnh internet

Rằm tháng Mười và ý nghĩa của việc thờ cúng

Thờ cúng - trong đó có việc cúng lễ ngày Rằm tháng Mười - là cách thể hiện sự giao tiếp với thế giới tâm linh (trong đó có Tổ Tiên nhà mình). 

Theo Chuyên gia phong thủy – Master Phùng Phương, giá trị cốt lõi của thờ cúng là tinh thần tri ân, tôn kính tổ tiên và nhắc nhở con cháu về cội nguồn của mình. Việc thờ cúng, nhắc con cháu nhớ lại công lao, hy sinh của các bậc tiền nhân, thể hiện lòng biết ơn đối với các thế hệ trước đã gây dựng nên những gì con cháu có hôm nay. Đây là sự tôn kính, là hành động nuôi dưỡng và truyền dạy đức hạnh cho thế hệ mai sau biết ơn, nhớ cội nguồn, tiếp tục giữ gìn truyền thống gia đình.

Nhiều ngày kêu cầu không bằng cầu nguyện trong ngày mai, ngày Rằm tháng Mười - Ảnh 3.
Rằm tháng Mười là thời điểm giao tiếp linh ứng với thế giới tâm linh, trong đó có Tổ tiên nhà mình. Ảnh internet

Rằm tháng Mười và việc thờ cúng: Có niềm tin tất sẽ được độ

Người Việt tin rằng Tổ Tiên luôn hiện diện và dõi theo bước đường của con cháu. Qua việc thờ cúng, ta có thể nhận được sự "âm phù dương trợ" – nghĩa là Tổ Tiên ở thế giới tâm linh sẽ bảo vệ, giúp đỡ con cháu bình an, may mắn, tránh khỏi những tai ương, xui xẻo trong cuộc sống. Chính niềm tin này là điểm tựa tinh thần vững chắc cho con người mạnh mẽ, tự tin hơn khi đối mặt với những thử thách và khó khăn trong cuộc sống.

Nhiều ngày kêu cầu không bằng cầu nguyện trong ngày mai, ngày Rằm tháng Mười - Ảnh 4.
Cúng Rằm tháng Mười cầu nguyện Tổ Tiên luôn hiện diện và dõi theo và phù hộ cho con cháu. Ảnh internet

Rằm tháng Mười và việc thờ cúng giúp âm dương cân bằng, hài hòa

Văn hóa thờ cúng cũng thể hiện triết lý cân bằng âm dương – sự hài hòa giữa thế giới vật chất (dương) và thế giới tâm linh (âm). Theo quan niệm truyền thống, mỗi người mất đi vẫn có kết nối với người sống, linh hồn hộ chuyển sang một thế giới khác. Việc thờ cúng là cách duy trì mối liên hệ chặt chẽ, giúp gia đình luôn được yên bình và thuận hòa.

  • 3 điều cần biết khi cúng lễ ngày mùng 1 tháng 10 âm lịch để chiêu tài đón cát, bình an, may mắn

    3 điều cần biết khi cúng lễ ngày mùng 1 tháng 10 âm lịch để chiêu tài đón cát, bình an, may mắnĐỌC NGAY

Các nghi lễ cúng giỗ, lễ tết tập trung con cháu về nhà, cùng nhau bày tỏ lòng kính trọng, tưởng nhớ tiền nhân, cũng là cơ hội để đại gia đình sum vầy, gắn kết tình thân ấm cúng gia tộc.

Bên cạnh sửa soạn lễ vật chu tất, gia chủ cần lên hương đúng thời khắc đẹp để sợi dây kết nối âm – dương linh ứng, lời kêu cầu, khấn nguyện thấu tới thế giới tâm linh để đắc cát lành, vạn sự hanh thông.

Theo đó, Rằm tháng Mười thời gian cúng tốt nhất: 9-10 giờ sáng; hoặc 5-6 giờ chiều.

Lễ cúng Rằm tháng Mười tùy tâm (như các ngày rằm, mùng 1 khác) gồm nước, hoa tươi, hương thơm, đèn nến, bánh kẹo, trầu cau và trái cây... Tùy gia cảnh mà chuẩn bị mâm lễ, quan trọng nhất là tấm lòng thành kính của con cháu.

Một nén tâm hương, một bài văn khấn chuẩn giúp gia chủ thể hiện được lòng thành sở nguyện của mình trước Tam bảo, Thần linh, gia tiên tiền tổ để khẩn cầu như ý, đắc linh khí, chiêu đón cát trạch vào nhà.

Tết Hạ Nguyên nhắc nhở mọi người về ý nghĩa sâu sắc của lòng biết ơn, sự gắn kết với cội nguồn và niềm tin vào sức mạnh tâm linh, đồng thời là cơ hội tuyệt vời để bày tỏ nguyện vọng và đón nhận vận may trong năm mới.

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Hoàng hướng dẫn, gia chủ muốn cầu bình an, thịnh vượng nên chuẩn bị 3 lễ:

- Một lễ cúng Trời Đất, Thần Linh, Thành Hoàng Bản Cảnh, Tổ Tiên: Lễ vật tùy tâm nhưng nên có hoa tươi, quả ngọt, đèn nến, cơm gạo mới. Nội dung tạ ơn và xin giải tai ách.

- Một lễ cúng Thần Tài: Lễ vật tùy tâm, nhưng nên có hoa tươi, quả ngọt, heo quay và cơm gạo mới. Nội dung tạ ơn và xin tiếp thêm tài lộc.

- Một lễ cúng thập loại chúng sinh: Lễ vật tùy tâm, nhưng nên có nhiều hoa tươi, quả tốt, nhiều gạo mới, muối mới, cháo mới. Nội dung chia lộc nhân gian.

Thời gian cúng tốt nhất: 9-10 giờ sáng; hoặc 5-6 giờ chiều.

Cơm, cháo, gạo, muối sau khi cúng (thần tiên và chúng sinh đã thọ hưởng rồi), gia chủ có thể dùng (không cần phải rắc ra đường) để tránh lãng phí.

* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.



Theo giadinh.suckhoedoisong.vn
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nhieu-ngay-keu-cau-khong-bang-cau-nguyen-trong-ngay-mai-ngay-ram-thang-muoi-172241111161840351.htm
Copy Link
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nhieu-ngay-keu-cau-khong-bang-cau-nguyen-trong-ngay-mai-ngay-ram-thang-muoi-172241111161840351.htm
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhiều ngày kêu cầu không bằng cầu nguyện trong ngày mai, ngày Rằm tháng Mười
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO