Những bộ phận của lợn nên hạn chế ăn để sống khỏe

Hồng Ngọc (t/h) 29/09/2022 06:28

PLBĐ - Thịt lợn là món ăn phổ biến trong mâm cơm gia đình Việt, thế nhưng 5 bộ phận như thịt cổ lợn, gan, lòng, óc hay phổi không nên ăn nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thịt lợn là món ăn thường xuất hiện nhất trên mâm cơm của người Việt hàng ngày, cung cấp nguồn chất đạm, chất béo, khoáng chất…mà cơ thể cần để hoạt động. Thịt lợn ngon, dễ ăn, dường như ai cũng có thể ăn được một cách dễ dàng.

Tuy vậy, các chuyên gia khuyến cáo một vài bộ phận trên con lợn nên hạn chế ăn để đảm bảo sức khỏe trong gia đình.

Thịt cổ lợn

photo-1664353747805

Thịt cổ lợn chứa nhiều hạch và vi khuẩn.

Theo các chuyên gia y tế chia sẻ, thịt cổ lợn có nhiều hạch chứa nhiều vi khuẩn, vi rút và độc tố. Khi giết mổ lợn, tiết ở cổ chảy ra nhiều và chứa nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn. Vậy nên mọi người nên thận trọng vì nó gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Gan lợn

Gan lợn là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao bởi có nhiều chất đạm, sắt, vitamin nhóm B, các loại men như men tiêu hóa, men thải độc, tốt cho người thiếu máu, mù màu, còi xương. Chưa hết, vitamin A có trong gan còn có tác dụng bổ mắt, tăng cường sức đề kháng, sinh trưởng và phát triển ở trẻ. Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong 100g gan lợn chứa 21,3 g protein, 25 mg sắt, 8.700 mcg vitamin A, vitamin B, D, axit folic, nicotilic…

Tuy nhiên gan lợn chứa rất nhiều cholesterol. Đặc biều nhiều nơi nuôi lợn không tuân thủ đúng theo quy trình an toàn, để lợn mau lớn cho chúng ăn nhiều thức ăn chăn nuôi có tồn dư nhiều chất độc hại, kim loại nặng... khiến gan cũng chịu ảnh hưởng.

Lòng lợn

photo-1664353750400

Lòng lợn là món ăn phổ biến của người Việt.

Ruột lợn còn gọi là lòng lợn bao gồm lòng già, lòng non, chứa nhiều chất béo, protein, cholesterol cũng như giàu vitamin A, vitamin E, canxi, kali, natri, magiê, sắt.

Đây là loại nguyên liệu phổ biến để chế biến nhiều món ăn như luộc, xào, nướng, nhúng lẩu. Dù vậy, nếu ăn quá nhiều lòng sẽ dễ dẫn đến các tình trạng bất thường như huyết áp cao, độ nhớt trong máu cao. Đặc biệt đối với những bệnh nhân có mỡ máu không nên ăn lòng già lợn.

Óc lợn

photo-1664353752481

Nên hạn chế ăn óc lợn.

Óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 100 gr óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày.

Khi đó, thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu, tim mạch…

Còn chất đạm trong óc lợn chỉ có 9 gr/100 gr, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.

Phổi lợn

Phổi lợn là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và độc tố. Hơn nữa, lợn thường có thói quen hít thở sát đất nên những bụi bẩn, ký sinh trùng, bệnh dịch sẽ lưu lại trong phổi và rất khó để đào thải, thanh lọc. Vì vậy, việc ăn phổi lợn không sơ chế đúng cách rất dễ bị ngộ độc hoặc nhiễm bệnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Những bộ phận của lợn nên hạn chế ăn để sống khỏe
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO