Nghĩa vụ quân sự là một trong những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên có những đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Đó là những trường hợp nào?
Theo Khoản 1 Điều 4 trong Chương I của Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành có ghi rõ: "Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân".
Theo đó, tất cả công dân của Việt Nam đang ở trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ học vấn hay nghề nghiệp cũng như nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, nghĩa vụ quân sự là một trong những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên có những đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Đó là những trường hợp nào?
- Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
+ Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
- Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
- Công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp sau đây:
+ Chết;
+ Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị;
+ Trường hợp quy định tại mục 3 và mục 4.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có xác nhận của cấp có thẩm quyền, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có công dân quy định phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định.