Những hệ luỵ nghiêm trọng từ khói đốt rơm ra: Xử lý thế nào?

Tô Hội 28/03/2023 14:38

Đã có 8 chuyến bay trong ngày 24/3 đến Điện Biên buộc phải quay đầu do khói đốt rơm rạ. Việc đốt rơm rạ gây ra loạt hệ luỵ, không chỉ gây mất an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường, sức khoẻ.

Khói rơm rạ làm tăng nguy cơ bệnh tật

Ngày 24/3 có bốn chuyến bay tới Điện Biên của BambooAirway bị ảnh hưởng bởi khói và sương mù. Do đó, hãng phải hủy một chuyến bay giữa Điện Biên với TP.HCM và hai chuyến bay giữa Hà Nội với Điện Biên. Riêng chuyến bay QH1591 từ TP.HCM đến sân bay Điện Biên không hạ cánh được do tầm nhìn hạ. Nhiều chuyến bay không thể hạ cánh, buộc phải quay đầun chế phải quay đầu đến sân bay Nội Bài hạ cánh rồi đưa khách từ Hà Nội đi Điện Biên bằng đường bộ.

Tương tự, trong ngày nhiều chuyến bay của Vasco (Vietnam Airlines) từ Nội Bài đi Điện Biên đã buộc phải hủy do không đủ điều kiện hạ cánh. Đại diện Vietnam Airlines (VNA) thông tin, 4 chuyến bay gồm: 0V8202/8203/8204/8205 đã không thể thực hiện theo lịch trình định trước. Nguyên nhân do ảnh hưởng của khói mù của việc đốt nương rẫy.

Cấm đốt rơm rạ để bảo vệ sức khỏe và môi trường - Ảnh 2.

Đốt rơm rạ gây nhiều hệ lụy xấu cho môi trường.

Theo Cảng vụ hàng không miền Bắc, đơn vị này đã nhiều lần có văn bản đề nghị UBND huyện Sóc Sơn có biện pháp ngăn chặn đốt rơm rạ, gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của phi công khi tiếp cận hạ cánh xuống sân bay. Thế nhưng, cứ vào mùa gặt khói bụi từ đốt rơm rạ vẫn cuộn bốc lên, nhiều chuyến bay vì thế buộc phải hủy, bay vòng chờ hạ cánh hoặc quay đầu.

Theo kết quả nghiên cứu "Kiểm kê phát thải do hoạt động đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng" do Sở TN&MT Hà Nội kết hợp Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live & Learn) cùng nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên công bố mới đây, chỉ tính riêng vụ Đông Xuân năm 2020, tổng lượng rơm rạ bỏ lại trên đồng ruộng ở Hà Nội là 384.505 tấn. Khoảng 20% trong số đó bị đốt, phát sinh 179,08 tấn bụi PM10, 163,3 tấn bụi mịn PM2.5 và 23.000 tấn CO2. Đây đều là những chất gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu cũng chỉ ra, việc đốt rơm rạ phát sinh lượng bụi mịn PM2.5 rất lớn và là nguồn phát thải đáng kể khiến chất lượng không khí bị ô nhiễm.

Bằng mô hình tính toán lan truyền chất ô nhiễm, các nhà khoa học cho thấy, bụi và khí thải từ đốt rơm rạ có thể lan truyền trong không khí, ảnh hưởng đến cả những người không sống gần nơi đốt rơm rạ, làm tăng ô nhiễm môi trường không khí, làm tăng nguy cơ bệnh tật cho cộng đồng, đặc biệt là các bệnh về hô hấp và tim mạch. Ảnh hưởng đến tầm nhìn của giao thông,…

Sở TN&MT Hà Nội cho biết, việc đốt rơm rạ trong năm 2022 phát thải ra khoảng 758 tấn bụi mịn PM2.5, 8.408 tấn C0 và 107.577 tấn C02. Khói bụi từ đốt rơm rạ không chỉ ảnh hưởng đến các huyện ngoại thành Sóc Sơn, Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh mà còn lan sang khu vực nội thành Hà Nội. Trước thực trạng này, UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở TN&MT cùng Sở Tư pháp báo cáo căn cứ pháp luật để đề xuất nội dung ban hành "Quy định xử lý hành vi vi phạm đốt rơm rạ trên địa bàn thành phố".

Khói rơm rạ khiến không khí ô nhiễm nghiêm trọng

Các chuyên gia môi trường cho rằng, đốt rơm rạ là quá trình đốt không kiểm soát và đốt không cháy hoàn toàn nên dễ phát sinh nhiều chất ô nhiễm không khí như bụi PM 2.5, PM 10, black cacbon, NOX... ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chính những người dân bản địa và cả những người dân sống ở những khu vực không có hiện tượng đốt rơm rạ. Một số chuyên gia y tế khuyến cáo, khói rơm rạ cũng được cho là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh liên quan đến hô hấp như phổi tắc nghẽn mãn tích, hen suyễn,…

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, việc người dân đốt rơm rạ là nguyên nhân lớn nhất khiến chất lượng không khí ở Hà Nội xuống mức thấp. Khi đốt rơm rạ, một lượng bụi mịn có đường kính nhỏ sẽ đi sâu vào phổi, máu của người hít phải. Chính điều này sẽ gây nên các bệnh về đường hô hấp cấp tính và mạn tính. Nếu như với ô nhiễm bụi bình thường, dùng khẩu trang có thể ngăn chặn được, còn với bụi mịn, khẩu trang cũng vô ích.

Ông Tùng cũng cho rằng, những giải pháp mà Hà Nội đang thực hiện có những kết quả nhất định nhưng vẫn gặp khó và chưa bền vững. "Ví dụ một sào ruộng người dân chỉ thu được khoảng 400.000 đồng, sau thời gian dài chăm sóc, nhưng lại phải trích tiền đấy ra để thuê người thu gom rơm rạ, tự mua chế phẩm sinh học, mất thêm công sức... nên rất khó để người nông dân từ bỏ việc đốt bỏ rơm rạ như hiện nay. Chúng ta chưa thấu hiểu họ, chưa có sự hỗ trợ cụ thể nên giải pháp đưa ra đều không đạt được hiệu quả như mong muốn, hoặc chỉ duy trì được trong một thời gian ngắn như các dự án hỗ trợ, sau đó đâu lại vào đó", TS Hoàng Dương Tùng nêu quan điểm.

Nếu rơm rạ bán được dễ dàng, hoặc có sự hỗ trợ miễn phí mua chế phẩm sinh học, hướng dẫn để người dân ủ rơm làm phân bón, hay có những giải pháp lâu dài khác thì người nông dân sẽ ủng hộ, không còn mất công đốt bỏ và gây ra tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay.

Người nông dân thu nhập từ thu hoạch lúa gạo thấp, vì vậy rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp. Nghiên cứu áp dụng công nghệ số vào để có thể vừa giải quyết được vấn đề này mà vừa hợp với lòng dân. Nếu chỉ áp dụng giải pháp hành chính, xử phạt, xử lý… thì không căn cơ, khó xử lý dứt điểm đôi khi sẽ gây ra những khó dễ nhất định cho cả người dân và người đi xử lý.

Theo TS Hoàng Dương Tùng, cần tuyên truyền về tác hại của việc đốt rơm, rạ đến môi trường và sức khỏe con người; khuyến khích các mô hình sản xuất sử dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp; xây dựng tiêu chí thi đua, khen thưởng cho các địa phương làm tốt công tác thu gom, xử lý rơm rạ hiệu quả. Ngoài ra, cần xử lý nghiêm đối với hành vi cố tình đốt rơm, rạ 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Những hệ luỵ nghiêm trọng từ khói đốt rơm ra: Xử lý thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO