Những thay đổi lớn về tiền lương sau 01/7, cán bộ, công chức và viên chức nắm rõ để hưởng lợi từ chính sách

15/04/2024 14:36

Bộ Nội vụ vừa thống nhất với Bộ LĐ-TB&XH thời điểm tăng lương tối thiểu vùng năm nay vào ngày 01/7, trùng với thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Bộ Nội vụ thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7

Bộ Nội vụ vừa thống nhất với Bộ LĐ-TB&XH thời điểm tăng lương tối thiểu vùng năm nay vào ngày 1/7, trùng với thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Bộ Nội vụ cũng đề nghị Bộ LĐ-TB&XH rà soát việc điều chỉnh mức lương tối thiểu phải bảo đảm theo đúng quy định tại Khoản 3, Điều 91 Bộ luật Lao động.

Theo khoản 1 Điều 3 dự thảo Nghị định về mức lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc theo hợp đồng, mức lương tối thiểu vùng của người lao động dự kiến sẽ tăng từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng, tương đương với mức tăng thêm 6% so với hiện hành.

Do đó, khi mức lương tối thiểu vùng tăng theo đề xuất tại dự thảo nêu trên thì kéo theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng với người lao động cũng tăng theo.

Tuy nhiên, với những người lao động lương cao hơn lương tối thiểu vùng thì còn dựa vào sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đang được đề cập đến tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP với mức thấp nhất ở vùng I là 3,25 triệu đồng/tháng và mức cao nhất là 4,68 triệu đồng/tháng.

Những thay đổi lớn về tiền lương sau 1/7, cán bộ, công chức viên và viên chức nắm rõ để hưởng lợi từ chính sách - Ảnh 2.
Bộ Nội vụ thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7.

Cụ thể, mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng như sau:

Với lương tối thiểu tháng (đồng/tháng)

Vùng

Mức lương đề xuất

Mức lương hiện hưởng

Mức tăng

Vùng I

4.960.000

4.680.000

280.000

Vùng II

4.410.000

4.160.000

250.000

Vùng III

3.860.000

3.640.000

220.000

Vùng IV

3.450.000

3.250.000

200.000

Với lương tối thiểu giờ (đơn vị: đồng/giờ)

Vùng

Mức lương đề xuất

Mức lương hiện hưởng

Mức tăng

Vùng I

23.800

22.500

1.300

Vùng II

21.200

20.000

1.200

Vùng III

18.600

17.500

1.100

Vùng IV

16.600

15.600

1.000

Theo mức đề xuất nêu trên có thể thấy, mức lương tối thiểu (theo tháng hoặc theo giờ) đều tăng so với mức lương tối thiểu giờ hiện nay. Và mức tăng dự kiến dao động từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng hoặc 1.000 - 1.300 đồng/giờ.

Ngoài việc tăng lương tối thiểu vùng theo đề xuất mới nhất của Bộ LĐ-TB&XH, dự thảo Nghị định về lương tối thiểu vùng cũng điều chỉnh một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng.

Theo đó, dự thảo đã điều chỉnh nhiều vùng ở mức hưởng lương tối thiểu vùng thấp hơn lên mức hưởng lương tối thiểu vùng cao hơn. Kéo theo đó, người lao động ở các vùng địa bàn đang hưởng lương tối thiểu theo vùng thấp hơn sẽ được nâng mức lương tối thiểu theo mức tăng của lương tối thiểu ở vùng cao hơn đó.

Phương án lương tối thiểu nêu trên đã tính đến các tác động về việc làm, thất nghiệp, điều kiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Đối với người lao động hiện nay đang hưởng mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu thì được điều chỉnh lại để bảo đảm không thấp hơn mức lương tối thiểu mới.

Đối với người lao động đã được trả lương bằng hoặc cao hơn đối với mức lương tối thiểu mới thì việc điều chỉnh thực hiện theo các cam kết, thỏa thuận của các bên ghi trong thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, quy chế của doanh nghiệp.

Tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, theo phương án cải cách tiền lương, từ 1/7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng lương khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).

Từ năm 2025, sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng lương bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.

Hiện nay lương khu vực doanh nghiệp chia làm 4 vùng: Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp hiện nay là hơn 3,9 triệu đồng.

Nếu lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao hơn mức 3,9 triệu đồng hiện nay.

Ngoài ra, chính sách tiền lương mới cũng mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12.

Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay.

Mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện nay công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.

Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12.

Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.

Theo phương án nêu trên, nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Những thay đổi lớn về tiền lương sau 01/7, cán bộ, công chức và viên chức nắm rõ để hưởng lợi từ chính sách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO