Ông bà ta khi ăn bánh Trung thu là giảm cơm và uống kèm thứ nước này, thảo nào không ai lên cân

17/09/2024 12:26

Tết Trung thu – ngày Rằm tháng 8 âm lịch là dịp gia đình tụ họp, dâng mâm cúng cầu mong gia đình được bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Người xưa đã rất thông minh khi ăn bánh Trung thu cần uống thêm thứ nước này...

Chuẩn bị những gì cho Tết Trung thu

Tết Trung Thu truyền thống thường tổ chức đúng ngày 15/8 âm lịch (Rằm tháng 8). Đó là Tết truyền thống của Việt Nam và một số nước Đông Á, nên việc cúng Rằm tháng 8 có nhiều ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện lòng biết ơn và kính trọng tổ tiên.

Đây cũng là dịp gia đình tụ họp về dâng mâm cúng lên gia tiên nhằm cầu mong gia đình được bình an, khỏe mạnh, may mắn, hạnh phúc, hưng an... trong cuộc sống. Vì vậy mà Rằm tháng 8 còn gọi là Tết Đoàn viên, Tết Trông trăng…

Ngoài ra, Tết Trung thu là dịp người xưa ngắm trăng dự đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Theo dân gian lưu truyền, nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ. Nếu trăng thu màu xanh, hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai. Nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị...

Ông bà ta khi ăn bánh Trung thu là giảm cơm và uống kèm thứ nước này, thảo nào không ai lên cân- Ảnh 2.
Mâm lễ cúng Rằm tháng 8 không long trọng, nhưng cần tươm tất, không thể thiếu bánh Trung thu và quan trọng là thành tâm. Ảnh internet.

Mâm cúng Rằm tháng 8 đơn giản

Tết Trung thu nhà nhà sắm mâm cơm thành kính dâng cúng tổ tiên, sau đó con cháu sum vầy, san sẻ những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày... thêm gần gũi, yêu thương nhau hơn.

Tuy nhiên, Tết Trung thu (Rằm tháng 8) và những ngày mùng Một, ngày Rằm khác các gia chủ có thể chọn cúng sớm hơn cho phù hợp với hoàn cảnh mỗi nhà, có thể sắm lễ cúng sớm vào ngày 14/8 âm lịch.

  • Bất ngờ 5 đại kị hay gặp trong phòng ngủ khiến sức khỏe hao tổn, vợ chồng rạn nứt, tài lộc tiêu tán

    Bất ngờ 5 đại kị hay gặp trong phòng ngủ khiến sức khỏe hao tổn, vợ chồng rạn nứt, tài lộc tiêu tánĐỌC NGAY

Mâm lễ cúng Rằm tháng 8 không cần long trọng nhiều món như ngày Tết, nhưng cần thanh sạch, tươm tất và quan trọng là thành tâm. Tùy nhà mà chọn cúng Rằm tháng 8 món ăn mặn, hoặc món ăn chay. Đặc biệt là mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 không thể thiếu bánh nướng, bánh dẻo, các loại hoa quả, hương hoa và đèn nến... (nếu có điều kiện thì dâng cúng 1 hộp gồm 4 chiếc bánh Trung thu đặt ngay ngắn, trang trọng trên bàn thờ).

Đồng thời, có thể chuẩn bị thêm 1 mâm cơm cúng gồm gà luộc, xôi, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem… tùy mùa mà chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình.

Nói chung, cúng Rằm tháng 8 không có chuẩn mực nào, sắm lễ tùy tâm miễn là phù hợp với tín ngưỡng gia đình, tập quán vùng miền. Nhiều gia đình sắm lễ đơn giản là bánh Trung thu, hoa quả, trầu cau, rượu trà… rồi thắp hương, đọc văn khấn các vị thần trước, rồi tới cúng Tổ tiên.

Hương thắp kết nối với thế giới tâm linh được các chuyên gia phong thủy khuyên nên dùng hương thảo dược do các công ty phong thủy sản xuất bởi chất lượng đảm bảo là hương sạch, giúp nghi lễ dâng hương đắc linh khí, chiêu đón cát trạch, thơm dễ chịu, tốt cho tinh thần người cúng và các thành viên trong nhà.

Ông bà ta khi ăn bánh Trung thu là giảm cơm và uống kèm thứ nước này, thảo nào không ai lên cân- Ảnh 4.
Rất nhiều người thắc mắc tại sao người xưa cứ ăn bánh Trung thu lại phải uống trà. Ảnh internet.

Rằm tháng 8 ăn bánh Trung thu thưởng trăng nên uống trà

Mọi năm khi trăng lên, xóm làng dập dìu trống hội, từng đoàn trẻ em rước đèn đi khắp nơi. Người lớn cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh (hoặc trà mạn), ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa lân, trông trăng về thì cùng vui phá cỗ... (năm 2024 này miền Bắc vừa trải qua lũ lụt nặng nề, nên nhiều phường xã đã không tổ chức trống hội cho trẻ em đi rước đèn như các năm trước).

  • Những lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 8

    Những lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 ĐỌC NGAY

Nhưng việc phá cỗ, ăn bánh, uống trà thưởng trăng vẫn được các gia đình tổ chức. Rất nhiều người thắc mắc tại sao người xưa cứ ăn bánh Trung thu lại phải uống trà. Và những người bị bệnh phải kiêng khem muốn ăn miếng bánh thì làm thế nào.

Việc này Lương y Thu Hằng (Trung tâm Nghiên cứu Cây thuốc và Bài thuốc gia truyền đã trả lời trên Kienthuc.net) đại ý như sau: Cách tốt nhất để khống chế lượng đường trong máu là nên chọn loại bánh phù hợp, có hàm lượng đường và chất béo không cao. Nên dừng ở mức nếm hương vị để tự khống chế lượng đường đưa vào cơ thể.

Với người bình thường – nhất là người đang giảm béo thì đã ăn bánh Trung thu cần giảm cơm và chất béo trong khẩu phần ăn, tăng thêm vận động để tiêu hao bớt phần nhiệt lượng. Khi ăn bánh nên dùng thêm nước trà - bởi thức uống đặc biệt này chứa nhiều axit axetic có tác dụng phân giải chất béo.

Trên thị trường đã có nhiều loại bánh Trung thu dành cho người tiểu đường. Có những loại bánh giảm ngọt bằng cách dùng các loại đường tự nhiên có độ ngọt dịu thay thế đường sacaro. Đồng thời, gia tăng các loại hạt như hạnh nhân, hạt dưa, hạt bí, vừng vừa giảm ngọt, vừa thích hợp với người ăn kiêng.

Ông bà ta khi ăn bánh Trung thu là giảm cơm và uống kèm thứ nước này, thảo nào không ai lên cân- Ảnh 6.
Rằm tháng 8 ăn bánh Trung thu cần thưởng trà mới ngon miệng và tiêu hao bớt năng lượng nạp vào cơ thể. Ảnh internet.


Theo giadinh.suckhoedoisong.vn
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ong-ba-ta-khi-an-banh-trung-thu-la-giam-com-va-uong-kem-thu-nuoc-nay-thao-nao-khong-ai-len-can-172240916192901551.htm
Copy Link
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ong-ba-ta-khi-an-banh-trung-thu-la-giam-com-va-uong-kem-thu-nuoc-nay-thao-nao-khong-ai-len-can-172240916192901551.htm
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ông bà ta khi ăn bánh Trung thu là giảm cơm và uống kèm thứ nước này, thảo nào không ai lên cân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO