Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ giám định về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước từ ngày 12/12/2024
Bài viết trình bày quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ giám định về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước từ ngày 12/12/2024.
Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ giám định về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước từ ngày 12/12/2024 (Hình ảnh từ Internet)
Ngày 01/10/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 07/2024/TT-BVHTTDL quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ giám định, thông tin, truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ giám định về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước từ ngày 12/12/2024
Tại Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BVHTTDL thì tên định mức, mô tả nội dung công việc, bảng định mức kinh tế - kỹ thuật, cách tính chi phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật đối với một số trường hợp cụ thể quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 07/2024/TT-BVHTTDL.
Phụ lục 01 |
Các mức độ giám định gồm:
- Mức 1:
+ Mẫu giám định: bên yêu cầu giám định cung cấp đầy đủ hồ sơ và các mẫu yêu cầu giám định;
+ Loại hình và đối tượng giám định: quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BVHTTDL, có một tác giả và một chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan và không có yếu tố nước ngoài;
+ Thời gian thực hiện giám định: đến 03 ngày làm việc;
+ Số lượng giám định viên: 01 người;
- Thành viên Hội đồng tư vấn giám định (nếu có): 03 người (có trình độ cử nhân trở lên).
- Mức 2:
+ Mẫu giám định: bên yêu cầu giám định cung cấp đầy đủ hồ sơ và các mẫu yêu cầu giám định;
+ Loại hình và đối tượng giám định: quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BVHTTDL, có từ 02 tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan trở lên và không có yếu tố nước ngoài;
+ Thời gian thực hiện giám định: đến 05 ngày làm việc;
+ Số lượng giám định viên: Từ 01 người trở lên;
+ Thành viên Hội đồng tư vấn giám định: Từ 03 đến 05 người (có trình độ cử nhân trở lên), là chuyên gia đã làm việc trong lĩnh vực có liên quan từ 03 năm trở lên.
- Mức 3:
+ Mẫu giám định: bên yêu cầu giám định cung cấp đầy đủ hồ sơ và các mẫu yêu cầu giám định;
+ Loại hình và đối tượng giám định: quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BVHTTDL; có từ 02 tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan trở lên; có yếu tố nước ngoài và các trường hợp liên quan khác;
+ Thời gian thực hiện giám định: đến 10 ngày làm việc;
+ Số lượng giám định viên: Từ 01 người trở lên;
+ Thành viên Hội đồng tư vấn giám định: từ 05 người trở lên (có trình độ cử nhân trở lên) là chuyên gia đã làm việc trong lĩnh vực có liên quan từ 03 năm trở lên.
Quy định chung định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ giám định, thông tin, truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước
- Dịch vụ giám định, thông tin, truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện đối với các loại hình và đối tượng quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019; và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022.
- Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm:
+ Hao phí nhân công: Là thời gian lao động trực tiếp và lao động gián tiếp cần thiết của các hạng bậc lao động bình quân để hoàn thành việc thực hiện một dịch vụ. Mức hao phí của lao động trực tiếp là thời gian thực hiện các công đoạn theo hướng dẫn triển khai dịch vụ sự nghiệp công, được tính bằng công, mỗi công tương ứng với thời gian làm việc 01 ngày làm việc (8 giờ) của người lao động theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động 2019. Mức hao phí của lao lao động gián tiếp tính bằng 15% tỷ lệ phần trăm của lao động trực tiếp tương ứng;
+ Hao phí vật liệu sử dụng: Là số lượng các loại vật liệu cụ thể và cần thiết sử dụng trực tiếp để phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Mức hao phí trong định mức được tính bằng số lượng từng loại vật liệu cụ thể. Mức hao phí vật liệu phụ được tính bằng 10% tổng định mức vật liệu;
+ Hao phí về máy móc, thiết bị sử dụng: Là thời gian sử dụng từng loại máy móc, thiết bị để phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Mức hao phí trong định mức được tính bằng ca sử dụng máy, mỗi ca tương ứng với 1 ngày làm việc (8 giờ) theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019;
+ Ngoài các hao phí nêu trên, đối với các hao phí chưa xác định trong định mức nhưng là yếu tố cấu thành chi phí trong hoạt động nghiệp vụ giám định, thông tin, truyền thông, các cơ quan, tổ chức căn cứ tình hình thực tế và các quy định hiện hành, có trách nhiệm xây dựng dự toán, thanh toán, quyết toán và tổ chức hoạt động nhằm cung cấp dịch vụ giám định, thông tin, truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định.
- Kết cấu của định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung sau:
+ Tên định mức;
+ Mô tả nội dung công việc;
+ Bảng định mức, gồm:
++ Định mức nhân công: Chức danh và hạng bậc lao động, đơn vị tính mức hao phí, mức hao phí lao động;
Các chức danh lao động trong thành phần hao phí nhân công của bảng định mức áp dụng theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định 117/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập hoặc xem xét quy đổi tương đương theo vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Trường hợp hạng bậc của chức danh lao động đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức không như quy định trong bảng định mức thì cơ quan thành lập đơn vị xem xét, quyết định áp dụng hạng bậc lao động đã quy định trong định mức, bậc tương đương hoặc quy định hạng bậc lao động đang làm việc và mức hao phí theo thực tế. Trong các trường hợp này phải đảm bảo chi phí về nhân công không vượt quá chi phí nhân công tính từ định mức do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
++ Định mức vật liệu sử dụng: Tên và quy cách vật liệu, đơn vị tính mức hao phí, mức hao phí vật liệu;
++ Định mức máy móc, thiết bị sử dụng: Tên loại máy móc hoặc thiết bị, đơn vị tính mức hao phí, mức hao phí sử dụng máy;
++ Trị số định mức: Là giá trị tính bằng số của hao phí nhân công, vật liệu, máy móc, thiết bị sử dụng;
+ Nội dung khác (nếu có).
- Định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại Thông tư này là căn cứ để:
+ Đơn vị xây dựng nội dung chi, mức chi cho việc triển khai cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và bố trí kinh phí hằng năm;
+ Cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan đánh giá năng lực cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, làm cơ sở cho việc đầu tư kinh phí của đơn vị;
+ Xác định đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đặt hàng cho phù hợp với Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
- Định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại Thông tư này là căn cứ lập phương án giá, dự toán cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành như sau:
+ Các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước để cung cấp dịch vụ sự nghiệp công áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật tại Quy định này để xác định các khoản chi phí trực tiếp (chi phí nhân công, chi phí vật tư và chi phí sử dụng máy móc thiết bị) trong đơn giá, giá dịch vụ do nhà nước đặt hàng; dự toán kinh phí;
+ Đối với các chi phí khác trong hoạt động phục vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công như: chi phí mua tài liệu, bản quyền, chi phí chuyển dạng, chi phí điện thoại giao dịch, chi công tác phí, chi phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, dịch tài liệu..., chi phí sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm quản trị, chi phí lưu động, chi phí quản lý, chi phí văn phòng phẩm (trừ giấy A4, mực in, bút bi, cặp lưu hồ sơ công việc) và các chi phí phát sinh khác, cơ quan, tổ chức áp dụng theo định mức liên quan đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, lập dự toán, phương án giá để cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định;
+ Đối với các khoản chi phí thực tế, các dịch vụ thuê mướn khác thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước. Đối với các nội dung chi trả dịch vụ thuê ngoài nếu thuộc hạn mức phải đấu thầu thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Xem thêm Thông tư 07/2024/TT-BVHTTDL có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/12/2024.