Các trường hợp áp dụng hình thức đàm phán cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP

09/10/2024 19:00

Bài viết sau có nội dung về các trường hợp áp dụng hình thức đàm phán cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP được quy định trong Nghị định 35/2021/NĐ-CP.

Các trường hợp áp dụng hình thức đàm phán cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP

Các trường hợp áp dụng hình thức đàm phán cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP (Hình từ Internet)

1. Các trường hợp áp dụng hình thức đàm phán cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP

Theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định 35/2021/NĐ-CP thì các trường hợp áp dụng hình thức đàm phán cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP bao gồm:

- Dự án được khảo sát theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020

Điều 25. Khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với dự án PPP

...

4. Đối với dự án xuất hiện yếu tố đặc biệt cần áp dụng giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm rút ngắn tiến độ và hoàn thành xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định, đạt mức tiết kiệm năng lượng cao, bảo vệ môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo pháp luật về bảo vệ môi trường, việc khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 2 Điều này và Mẫu số 02 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này. Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc cơ quan, đơn vị chủ trì tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án (trường hợp nhà đầu tư đề xuất dự án) đánh giá hồ sơ quan tâm của nhà đầu tư để xác định danh sách ngắn, hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 của Nghị định này.

Có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án. Trường hợp sau khi khảo sát có nhiều hơn 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án, việc xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 35/2021/NĐ-CP;

- Dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020

Điều 39. Chỉ định nhà đầu tư

1. Chỉ định nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước;

b) Dự án cần phải lựa chọn ngay nhà đầu tư thay thế theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 52 của Luật này để bảo đảm tính liên tục trong quá trình thực hiện dự án.

2. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP được quy định cụ thể tại Điều 28 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 như sau:

- Việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy trình sau đây:

+ Lựa chọn danh sách ngắn (nếu áp dụng);

+ Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;

+ Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

+ Đánh giá hồ sơ dự thầu;

+ Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

+ Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng.

- Căn cứ điều kiện cụ thể từng dự án, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc lựa chọn danh sách ngắn sau khi quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 hoặc sau khi phê duyệt dự án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.

- Việc lựa chọn nhà đầu tư theo quy trình quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được thực hiện theo lộ trình do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.

- Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất dự án được chấp thuận được ưu đãi khi đánh giá hồ sơ dự thầu.

- Nhà đầu tư cam kết sử dụng nhà thầu, hàng hóa, vật tư, vật liệu, thiết bị trong nước được ưu đãi khi đánh giá hồ sơ dự thầu.