Hướng dẫn xác định khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư

10/10/2024 07:00

Bài viết sau có nội dung về xác định khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư được quy định trong Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Hướng dẫn xác định khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư

Hướng dẫn xác định khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư (Hình từ Internet)

1. Hướng dẫn xác định khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư

Theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì việc xác định khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư như sau:

- Khoảng cách an toàn về môi trường từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đến khu dân cư được xác định căn cứ vào quy mô, công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng và đặc tính của chất dễ cháy, dễ nổ, chất phóng xạ, chất thải phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ, chất độc hại đối với người và sinh vật;

Điều 53. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

...

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng thuộc các trường hợp sau đây phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:

a) Có chất dễ cháy, dễ nổ;

b) Có chất phóng xạ, chất thải phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ;

c) Có chất độc hại đối với người và sinh vật;

- Khoảng cách an toàn về môi trường từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đến khu dân cư được xác định căn cứ vào quy mô, công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng và tính chất của bụi, mùi khó chịu, mức độ tiếng ồn và nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

Điều 53. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

...

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng thuộc các trường hợp sau đây phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:

...

d) Có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người;

đ) Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.

- Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng có nhiều nguồn phát thải, khoảng cách an toàn về môi trường được xác định từ nguồn phát thải gần nhất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng đến khu dân cư.

Trường hợp không xác định được nguồn phát thải hoặc không có nguồn phát thải, khoảng cách an toàn về môi trường được xác định từ vị trí tường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng, nhà hoặc công trình bao chứa nguồn phát sinh ô nhiễm, chứa chất dễ cháy, dễ nổ, chất phóng xạ, chất thải phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ, chất độc hại đối với người và sinh vật;

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng mà thuộc đồng thời từ hai trường hợp trở lên theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì phải áp dụng giá trị khoảng cách lớn nhất.

Điều 53. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

...

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng thuộc các trường hợp sau đây phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:

a) Có chất dễ cháy, dễ nổ;

b) Có chất phóng xạ, chất thải phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ;

c) Có chất độc hại đối với người và sinh vật;

d) Có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người;

2. Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.

- Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.

- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.

- Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

- Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.

- Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.

- Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.